Nhận xét chung về công tác phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 90)

8. Anh/chị thƣờng sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ nào?

2.5Nhận xét chung về công tác phát triển nguồn lực thông tin

2.5.1 Ưu điểm

- Nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục của Nhà trường, Ban Giám hiệu đã quan tâm nhiều đến Thư viện nói chung và PT NLTT cho Thư viện nói riêng. Thư viện đã và đang được đầu tư kinh phí khá tốt trong việc phát triển NLTT. Mặc dù trong những năm gần đây, ngân sách được phân bổ giảm, nhưng mức kinh phí đầu tư cho Thư viện tương đối ổn định.

- Trong công tác phát triển NLTT cũng chú trọng đến việc xây dựng chính sách phát triển. Trên cơ sở ngân sách hàng năm được cấp của nhà trường, cùng với việc nhu cầu của người học và môn học. Thư viện đã tiến hành bổ sung có chọn lọc và nhanh chóng. Bổ sung yêu tiên các tài liệu cần thiết cho từng môn học, dựa trên phiếu thăm dò của cán bộ giảng viên và học viên sinh viên nhà trường. Nhờ vậy, về cơ bản, các môn học tương ứng với các ngành nghề đào tạo cũng đã có tên đầu sách trong thư viện nhà trường phục vụ quá trình đào tạo. Nội dung tài liệu tương đối đa dạng.

- Cơ cấu tài liệu sách trong thư viện tương đối đồng đều tương ứng với các ngành nghề đào tạo của nhà trường. Số lượng đầu sách trong thư viện đối với các ngành nghề đào tạo trong nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu Kiểm định chất lượng của Bộ GD & ĐT. Số lượng tài liệu / đầu sinh viên và cán bộ của từng ngành nghề mà Nhà trường đang đào tạo cũng đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào

13.Đánh giá của anh/chị về chất lượng nguồn lực thông tin của Thư viện?

Số lượng Mức độ Chất lượng Tỷ lệ Mức độ Chất lượng Rất tốt Tốt Chưa tốt Rất tốt Tốt Chưa tốt

Nguồn tài liệu đã tác

tạo của Bộ GD & ĐT. Theo chương trình kiểm định chất lượng đại học của những năm gần đây. Tính bình quân, mỗi ngành đào tạo trong các trường đại học phải có số lượng đầu sách tương ứng là khoảng trên 100 đầu sách.

- Số lượng đầu sách và bản sách tuy không được nhiều, nhưng nội dung của tài liệu sách đã bám sát được chương trình đào tạo của nhà trường. Số lượng tài liệu sách không liên quan về nội dung trong hoạt động đào tạo, NCKH của nhà trường chiếm tỷ lệ rất ít.

- Chất lượng nguồn lực thông tin được người dùng tin đánh giá tương đối tốt. Góp phần quan trọng trong việc giúp NDT hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy. NLTT của thư viện đã phần nào trợ giúp đắc lực quá trình tự học tập, nghiên cứu của NDT trong toàn trường, đóng góp một phần đáng kể NCT của NDT trong giai đoạn đổi mới giáo dục.

- Vấn đề áp dụng các chuẩn nghiệp vụ trong Phân loại tài liệu theo khung phân loại DDC Dewey cho toàn bộ kho tài liệu trong thư viện và đang tiến hành. Đây là một thuận lợi không chỉ trong việc quản lý nguồn tài liệu theo theo môn học/ ngành học, mà còn tạo điều kiện để triển khai trao đổi, chia sẻ NLTT và tổ chức các dịch vụ mượn giữa thư viện.

- Đội ngũ cán bộ có chuyên môn đã đáp ứng được yêu cầu của hoạt động PT NLTT.

- Những năm gần đây, thư viện nhà trường đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và NLTT đáng kể. Năm 2009 thư viện nhà trường đã được nâng cấp thêm 01 tầng 3 của tòa nhà thư viện, đồng thời trang bị một phòng máy chủ mạng internet, 1 phòng máy tính truy cập internet với 52 máy trạm. Đây là điều kiện để tăng cường được các NLTT cho Thư viện. Thư viện Nhà trường đã có hệ thống máy tính điện tử được nối mạng Internet và tra cứu dữ liệu chuyên ngành. NDT của nhà trường được truy cập miễn phí, đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH trong quá trình dạy - học. Dựa trên nền tảng của trang website của Nhà trường, ngoài những thông tin về hoạt động, thư viện đưa danh mục các giáo trình, tài liệu tham khảo theo từng môn học/ ngành học lên mạng internet, giới thiệu cho người học tham khảo; từ đó giới thiệu một số tài liệu giảng dạy, học tập liên quan đến các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, chỉ dẫn tới nguồn cung cấp tài liệu đó. Đây là phương pháp rất hiệu quả phục vụ hoạt động đào tạo và NCKH của Nhà trường.

2.5.2 Hạn chế

- Do chưa có chính sách phát triển nguồn tin thành văn bản. Công tác bổ sung NLTT còn mang tính chủ quan, thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp. Dẫn đến tình trạng, một số tài liệu được bổ sung còn bị trùng lặp, gây lãng phí.

- Về cơ bản các đầu sách của từng ngành nghề đào tạo trong Nhà trường đã đáp ứng yêu cầu về thẩm định chất lượng đại học của Bộ GD & ĐT, tuy nhiên, số bản sách còn hạn chế so với quy mô đào tạo của Nhà trường.

- Loại hình tài liệu chưa thực sự đa dạng phong phú, chủ yếu là tài liệu truyền thống. Tài liệu tham khảo, giải trí, văn học, nghệ thuật còn quá ít. Tài liệu trong thư viện nhà trường, mới chỉ tập trung bổ sung phục vụ cho mục đích sử dụng trong giảng dạy, học tập và NCKH cho các ngành nghề đào về Sư phạm Kỹ thuật.

- Tài liệu xám trong thư viện nhà trường cũng còn rất hạn chế. Tính đến nay, thư viện nhà trường chỉ có khoảng hơn 100 luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ. Đó là các kết quả của cán bộ, giảng viên trong nhà trường giao nộp. Nguyên nhân là do chưa có văn bản, quy định cụ thể nào của nhà trường và thư viện về việc giao nộp luận án, luận văn đối với cán bộ, giảng viên hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ.

- Trong công tác bổ sung vẫn còn bị mất cân đối đối đã làm ảnh hưởng đến việc xử lý và cung cấp nhu cầu thông tin đến NDT. Nguyên nhân là do kế hoạch bổ sung của Thư viện Nhà trường không định kỳ. Nhà trường cân đối ngân sách, không có quy định, quy chế chi nội bộ về việc hàng năm cần mua sắm tài liệu cụ thể.

- Số lượng bản tài liệu trong thư viện còn rất hạn chế. Cho đến thời điểm hiện tại, thư viện vẫn có khoảng dưới 5 vạn bản sách tài liệu truyền thống.

- Khi bổ sung chưa chú trọng đến ngôn ngữ tài liệu. Ngôn ngữ tài liệu cũng rất hạn chế. Do nhu cầu của NDT, hiện tại tài liệu trong thư viện chủ yếu là ngôn ngữ tiếng việt, còn sách ngoài văn cũng chiếm tỷ lệ ít trong thư viện. Đa phần là ngôn ngữ tài liệu tiếng Việt, Thư viện nhà trường có khoảng trên 1% là tiếng Anh, tiếng Đức trong tổng số tài liệu hiện có. Việc hạn chế về ngôn ngữ tài liệu và mất cân đối giữa tài liệu tiếng Việt và tài liệu nước ngoài đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin của NDT.

- Tài liệu hiện đại còn quá ít. Loại hình tài liệu của thư viện còn rất thiên lệch. Đa phần số lượng tài liệu trong thư viện là dạng tài liệu truyền thống. Còn tài liệu điển tử chiếm tỷ lệ không đáng kể trong thư viện.Tuy đã được lãnh đạo nhà trường phê duyện chiến lược bổ sung NLTT điện tử trong thời gian tới, nhưng hiện tại, Thư viện Nhà trường hầu như chưa có tài liệu điện tử nào ngoài 10 acount CSDL điện tử. và một số đĩa CD – ROM đính kèm của một số cuốn sách mới khi bổ sung về Thư viện. CSDL được bổ sung từ Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc Gia, đó là các công trình NCKH, các bài báo, tạp chí, nghiên cứu chuyên sâu đa ngành, đa lĩnh vực. Sự mất cân đối các loại hình tài liệu giữa các tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử, cùng với phương thức quản lý NDT thủ công dẫn tới Thư viện nhà trường rất khó khăn trong công tác phục vụ nhu cầu thông tin của NDT.

- Việc tổ chức khai thác NLTT còn hạn chế. Do tình trạng khó khăn về cơ sở vật chất, diện tích kho chứa tài liệu chưa được mở rộng, Thư viện vẫn chưa thể tổ chức được các phòng kho sách chuyên dạng như phòng muntimedia, phòng tài liệu luận văn, báo, tạp chí …để phục vụ NDT. Diện tích của các phòng quá nhỏ, không phân định rõ các phòng chức năng riêng biệt (giữa các phòng phục vụ và phòng xử lý nghiệp vụ) nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của NDT, đặc biệt là nhu cầu đọc tại chỗ, học nhóm; chưa có phòng học đa phương tiện. Các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc xây dựng thư viện điện tử chưa được đầu tư bổ sung (như: hệ thống máy chủ, máy in và đọc mã vạch, máy quét chuyên dụng, hệ thống cổng từ, camera giám sát,…).

- Thư viện nhà trường chưa chú trọng việc thu thập, khai thác nguồn tài liệu nội sinh trong phạm vi nhà trường và nguồn tài liệu xám có giá trị khác

- Việc trao đổi, phối hợp và bổ sung tài liệu cũng như chia sẻ NLTT của thư viện nhà trường với các thư viện khác cũng còn hạn chế. Chưa tiến hành công tác này mặc dù đây là một công tác theo xu thế ngày nay là rất hiệu quả.

- Đội ngũ cán bộ thư viện còn ít về số lượng, yếu về trình độ. Còn cán bộ chưa học đúng ngành, nghề thông tin thư viện, nên công tác bổ sung NLTT còn nhiều bất cấp và hạn chế.

Nhìn chung, thư viện nhà trường còn rất khó khăn về NLTT cả về tài liệu truyền thống lẫn tài liệu hiện đại. Hạn chế cả về loại hình tài liệu, nội dung tài liệu, và ngôn ngữ tài liệu. Trong thời gian tới, hy vọng tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp về công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY, NLTT của Thư viện sẽ phát triển tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin/tài liệu của NDT tại đây.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 90)