Thường xuyên nắm bắt nhu cầu của người dùng tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 117)

SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN

3.4.1 Thường xuyên nắm bắt nhu cầu của người dùng tin

NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu. NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới. NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin. Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin. NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin. NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin. Họ biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó. Giữa NDT và thư viện có mối quan hệ tương hỗ, nó phụ thuộc vào khả năng về chính sách phục vụ của thư viện và tập quán thông tin của người dùng tin. Mối quan hệ này chính là thước đo hiệu quả hoạt động của thư viện nhà trường. Thư viện hoạt động hiệu quả phải thu hút được nhiều người dùng tin chứ không giới hạn ở một nhóm người dùng tin.

Khối lượng thông tin và hình thức phục vụ thông tin ở các hệ thống khác nhau có thể khác nhau, song ở bất kỳ điều kiện nào thông tin cũng đem lại lợi ích cho việc giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trước NDT. Thông tin phải được đáp ứng đầy đủ để đảm bảo tính liên tục của quá trình nghiên cứu khoa học và bảo đảm mối quan hệ hỗ tương giữa khoa học và sản xuất. Việc cung cấp thông tin phải được thực hiện để mang lại lợi ích tối đa cho NDT. Thông thường NDT không quan tâm đến bản thân tài liệu mà chỉ quan tâm đến thông tin được chứa trong tài liệu đó. Sự quan tâm, chú ý đến thông tin và mức độ sử dụng thông tin của NDT phụ thuộc vào các hoạt động của thư viện nhà trường.

Ở mức đầu tiên, do có hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên người dùng tin cần có sự giúp đỡ của người khác mới diễn đạt được nhu cầu tin của mình.

Ở mức độ tiếp theo. Người dùng tin đã có khái niệm nhất định về vấn đề họ quan tâm và có thể diễn đạt được nhu cầu tin sau khi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia. Ở mức cuối cùng, người dùng tin có thể trình bày nhu cầu tin của mình một cách độc lập.

Trên thực tế, phần lớn người dùng tin ở mức độ đầu tiên. Vì vậy, họ rất cần sự hỗ trợ của thư viện nhà trường trong việc xác định nhu cầu tin của mình.

Để có thể xác định rõ nhu cầu tin của người dùng tin, thư viện nhà trường cần nắm được:

- Lĩnh vực quan tâm

- Nội dung thông tin quan tâm - Mục đích sử dụng thông tin - Ai sẽ sử dụng thông tin - Loại tài liệu thích hợp nhất

- Các hình thức cung cấp thông tin thích hợp - Mức độ xử lý thông tin thích hợp

- Thời hạn đáp ứng yêu cầu tin - Mức độ cấp bách của nhu cầu tin

Để nắm bắt được nhu cầu của NDT. Thư viện nhà trường cần phải nghiên cứu NDT và NCT. Việc nghiên cứu NDT thông qua các phương pháp nghiên cứu để nắm bắt được nhu cầu của NDT như sau :

Phương pháp nghiên cứu:

Phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại. Điều tra qua phiếu thăm dò.

Quan sát trực tiếp các tập quán thông tin

Phân tích các số liệu thống kê về yêu cầu tin và tình hình phục vụ của thư viện nhà trường

Tổ chức hội thảo, tọa đàm…

Các bước tiến hành nghiên cứu

Bước 1: Xác định mục đích và đối tượng nghiên cứu. Bước 2: Chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp.

- Chọn phương pháp nghiên cứu.

Bước 3: Thu thập và phân tích dữ liệu: - Chọn phương pháp phân tích dữ liệu. - Tổ chức thu thập các dữ liệu ban đầu. - Phân tích sơ bộ dữ liệu ban đầu. - Thu thập dữ liệu bổ sung. - Phân tích các số liệu.

Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Như vậy, việc nắm bắt được nhu cầu của NDT là một yếu tố rất quan trọng trong công tác phát triển NLTT. Việc nắm bắt được nhu cầu của NDT cần phải được điễn ra thường xuyên và đều đặn, giúp cho công tác phát triển NLTT sát thực với nhu cầu NDT và đảm bảo hiệu quả cao nhất trong công tác bổ sung tài liệu.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 117)