Chất lƣợng nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 86)

8. Anh/chị thƣờng sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ nào?

2.4Chất lƣợng nguồn lực thông tin tại Thƣ viện Trƣờng

2.4.1 Độ chính xác của thông tin

NLTT đóng vai trò quyết định tới việc hoạt động của thư viện nhà trường. Để có được chất lượng của nguồn lực thông tin. Cán bộ thư viện cần phải là người am hiểu trong quá trình bổ sung cũng như thanh lọc tài liệu. Trong khi lưu hành tài liệu của kho tài liệu. Nguồn tài liệu phải được kiểm chứng thường xuyên. Tức là cán bộ thư viện cần phải nắm bắt rõ thực trạng nguồn tài liệu trong kho tài liệu có bao nhiêu phần trăm số sách được sử dụng với tần suất nhiều, có bao nhiêu phần trăm số sách sử dụng với tần số ít, và có bao nhiêu phần trăm số sách không được sử dụng (Nguồn sách chết). Từ đó, lập kế hoạch theo dõi và lập bảng thống kê nguồn tài liệu trong kho, sau đó chuyển bảng thông kê và số liệu tới người cán bộ bổ sung tài liệu. Từ đó, cán bộ bổ sung tài liệu có được căn cứ cùng với kết qủa phiếu điều tra bảng hỏi. Cán bộ bổ sung tài liệu sẽ phát triển nguồn tài liệu trong thư viện 1 cách chính xác và chọn lọc được những loại tài liệu nào cần sử dụng nhất đối với thư viện nhà trường.

Bảng 15: Số liệu đánh giá chất lượng NLTT của NDT trong thư viện

Qua bảng số liệu cho thấy, Tỷ lệ mức độ phù hợp và chính xác với yêu cầu về nội dung tài liệu là khá cao. Cụ thể, đánh giá ở mức tốt trở lên đạt 80 %.

Nói tóm lại, để đáp ứng được tốt nhu cầu của NDT, thư viện cần phải có NLTT mạnh. Khi đó, thư viện cần phải có NLTT chính xác, tránh những tình trạng tài liệu ở diện dàn chải và ít có nhu cầu sử dụng.

13.Đánh giá của anh/chị về chất lượng nguồn lực thông tin của Thư viện?

Số lượng Mức độ Chất lượng Tỷ lệ Mức độ Chất lượng Rất tốt Tốt Chưa tốt Rất tốt Tốt Chưa tốt Độ phù hợp/chính xác với yêu cầu về nội dung

2.4.2 Tính kịp thời của thông tin

Công tác bổ sung tài liệu, phụ thuộc rất nhiều tới việc tài liệu học tập, nghiên cứu có kịp thời phục vụ nhu cầu của NDT hay không? Tính kịp thời của tài liệu đối với nhu cầu sử dụng nguồn tài liệu đó rất quan trọng. Nó phản ánh chất lượng phục vụ nhu tài liệu của thư viện đối với NDT. Tính kịp thời của thông tin thể hiện rõ ở hai khía cạnh:

- Thời điểm nguồn tài liệu bắt đầu được được bổ sung về thư viện - Thời điểm nguồn tài liệu trực tiếp phục vụ NDT

Bảng 16: Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu - Tính kịp thời

Qua bảng số liệu đánh giá chất lượng NLTT của NDT trong thư viện cho thấy, tính kịp thời của nguồn tài liệu trong thư viện chưa được tốt, cụ thể tỷ lệ về đánh giá chất lượng NLTT trong thư viện với mức chưa tốt đạt gần 60 %.

2.4.3 Mức độ đầy đủ chi tiết của thông tin

Đối với cơ sở đào tạo, đặc biệt là cơ sở đào tạo đại học. Việc phân bổ tài liệu đồng đều đối với các ngành nghề đạo tạo trong nhà trường là rất quan trọng. Để đáp ứng được tốt hoạt động đào tạo của nhà trường. Thư viện cần chú trọng đẩy mạnh cơ cấu nội dung tài liệu sao cho phù hợp với quy mô đào tạo cũng như định hướng các ngành nghề đào tạo. Ngoài việc cơ cấu nội dung tài liệu hợp lý thư viện nhà trường phải đảm bảo hợp lý và đầy đủ tài liệu về mặt số lượng, sao cho tỷ lệ số lượng đầu sách và bản sách tính bình quân trên đầu người học phải hợp lý và đạt đảm bảo chất lượng khảo thí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo đại học. Đối với thư viện nhà trường, hiện nay số lượng tài liệu còn hạn chế, đối với một cơ sở đào tạo đại học, số lượng đầu tài liệu và bản tài liệu còn rất mỏng. Nó thể hiện qua bảng đánh giá nhu cầu NDT như sau:

13.Đánh giá của anh/chị về chất lượng nguồn lực thông tin của Thư viện?

Số lượng Mức độ Chất lượng Tỷ lệ Mức độ Chất lượng Rất tốt Tốt Chưa tốt Rất tốt Tốt Chưa tốt Tính kịp thời của thông tin 79 237 401 11.0 % 33.1 % 55.9 %

Bảng 17: Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu - Tính đầy đủ, chi tiết

Như vậy, mức độ đầy đủ và chi tiết của nguồn tài liệu của thư viện nhà trường được nhận xét và đánh giá của NDT là còn nhiều hạn chế. Nguồn tài liệu mới chỉ một phần nào đáp ứng được nhu cầu hoạt động đào tạo của nhà trường. Để nguồn tài liệu của thư viện nhà trường thực sự mạnh và có nhiều tiềm lực. Thư viện cần được chú trọng đầu tư kinh phí bổ sung tài liệu và đặc biệt hơn, công tác phát triển NLTT phải đảm bảo được các nguyên tắc trong khi phát triển NLTT như đã trình bày ở mục 1.3.

2.4.4 Tính độc quyền của thông tin

Bất cứ đối với một thư viện nào cũng đều phải có tính độc quyền của nguồn tài liệu mình đang sở hữu. Hiện tại, thư viện nhà trường còn rất hạn chế tính độc quyền của tài liệu. Việc hạn chế tính độc quyền của tài liệu của thư viện nhà trường gắn liền với hạn chế của tài liệu quý hiếm và tài liệu xám. Và hơn nữa nó còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế hay chính sách để khai thác nguồn tài liệu quý hiếm và tài liệu xám có trong thư viện.

Đối với thư viện chế nhà trường, việc hạn chế tính độc quyền của tài liệu cũng rất dễ hiểu. Vì thực chất, thư viện hầu như có rất ít tài liệu quý hiếm. NLTT chủ yếu là sách khoa học cơ bản, giáo trình, tham khảo phục cơ bản về quá trình đào tạo của nhà trường. Hơn nữa, việc thu thập tài liệu xám cũng chưa được chú trọng. Nguồn tài liệu xám trong thư viện mới chỉ dừng lại ở thu thập luận án, luận văn của cán bộ giáo viên trong nhà trường. Cho nên tính độc quyền nguồn tài liệu trong thư viện hầu như không có. Tính độc quyền của tài liệu được NDT nhận xét và đánh giá chủ yếu là chưa tốt và được cụ thể hóa thông qua bảng diều tra NCT của NDT như sau:

13.Đánh giá của anh/chị về chất lượng nguồn lực thông tin của Thư viện?

Số lượng Mức độ Chất lượng Tỷ lệ Mức độ Chất lượng Rất tốt Tốt Chưa tốt Rất tốt Tốt Chưa tốt Mức độ đầy đủ chi

Bảng 18: Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu - Tính độc quyền

2.4.5 Tác động của thông tin

Sự ảnh hưởng của nguồn tài liệu đến chất lượng giảng dạy và học tập phụ thuộc lớn vào chất lượng nguồn tài liệu hiện đang có trong thư viện. Nếu nguồn tài liệu đáp ứng được hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, thì đặc điểm tính chất của nguồn tài liệu phải mang tính đặc thù theo quy mô và chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhà trường là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, cho nên nguồn lực thông tin chủ yếu mang tính chất Sư phạm và Kỹ thuật công nghệ. Gần đây, với sự đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, nhà trường có thêm một số các ngành và chuyên ngành đào tạo phục vụ theo nhu cầu cần thiết của xã hội.

Đối với người làm công tác giảng dạy. Sự ảnh hưởng của NLTT rất lớn đối với họ, bởi một những tài liệu do cán bộ giảng viên trực tiếp sưu tầm, thì nguồn tài liệu chính của họ vẫn là nguồn tài liệu của thư viện nhà trường. Nếu nguồn tài liệu đủ đáp ứng được nhu cầu của họ thì công việc giảng dạy của họ sẽ tốt hơn.

Đối với người học. Sự ảnh hưởng của nguồn tài liệu cũng rất nhiều. Đối với từng ngành, chuyên ngành đạo tạo, số lượng đầu tài liệu, bản tài liệu giáo trình – đề cương bài giảng – tham khảo đạt đủ được trên số người học, đồng thời số lượng tài liệu trong thư viện sát thực với khung chương trình của người học.

Sự tác động của nguồn tài liệu trong thư viện phản ánh rõ về số lượng và chất lượng nguồn tài liệu trong thư viện có bám sát được các ngành nghề, chuyên ngành đào tạo nhà trường hay không? và đặc biệt nguồn tài liệu có sát thực với từng môn học, chương trình học của người học hay không?

13.Đánh giá của anh/chị về chất lượng nguồn lực thông tin của Thư viện?

Số lượng Mức độ Chất lượng Tỷ lệ Mức độ Chất lượng Rất tốt Tốt Chưa tốt Rất tốt Tốt Chưa tốt Tính độc quyền của tài liệu mà thư viện khác không có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 19: Nhu cầu tin về đánh giá chất lượng nguồn tài liệu – Tác động công việc

Quan bảng nhận xét, đánh giá chất lượng NLTT tác động đến công việc, thấy được Thư viện nhà trường đã có tác động nhiều đến công việc của NDT.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 86)