Đào tạo người dùng tin

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 119)

SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN

3.4.2 Đào tạo người dùng tin

NDT cũng là một trong 4 yếu tố cấu thành nên thư viện. Đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển thư viện. Tùy nhu cầu của từng đối tượng mà NCT của từng thư viện có mức độ và loại hình tài liệu khác nhau. NDT cũng chính là khách hàng, là cơ sở để cho thư viện thành lập và hoạt động. Họ chính là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện, tạo ra được các nguồn thông tin có giá trị cao hơn, đồng thời họ vừa là người sản xuất ra thông tin mới, đáp ứng ngay cả cho thư viện, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và kinh tế xã hội. Hiện nay, số lượng NDT của thư viện nhà trường dồi dào, có nhu cầu về tài liệu cao. Đặc biệt là những học viên, sinh viên năm thứ nhất, khi bước vào môi trường đại học và sau đại học, người học còn nhiều bỡ ngỡ và chưa hình dung được phương thức để sử dụng thư viện nhà trường sao cho đạt được hiệu quả như mong muốn. Cho nên, thư viện nhà trường càn phải có những kế hoạch, chiến lược tập huấn, đào tạo cho đối tượng NDT một cách đầy đủ nhất, để làm sao khi NDT đến với thư viện, họ sẽ có được một tâm lý thoải mái, kiến thức cơ bản về tra cứu thông tin cũng như tìm được những loại hình tài liệu mà mình mong muốn một cách hiệu quả và nhanh nhất.

Trong chương trình đào tạo NDT của thư viện. Thư viện đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc triển khai gặp mặt học viên, sinh viên đầu khóa. Tùy vào tình

hình kế hoạch đào tạo nhà trường, thư viện cử cán bộ chuyên trách trao đổi trực tiếp với người học. Thời điểm thích hợp nhất là khi học viên, sinh viên học chính trị đầu khóa. Đó là thời điểm người học còn đang học tập trung và thuận tiện cho việc sắp lịch lên lớp của cán bộ thư viện. Cán bộ thư viện phải có giờ lên lớp cụ thể, do phòng đào tạo đại học và sau đại học sắp xếp. Khi đó, cán bộ thư viện sẽ chủ động triển khai chương trình hướng dẫn người học đầu khóa phương thức sử dụng thư viện nhà trường. Và cán bộ thư viện cần trao đổi và hướng dẫn người học một số công việc cơ bản khi tham gia sử dụng thư viện nhà trường như sau:

- Trước tiên, tất cả những người học trong nhà trường, đều có quyền lợi được sử dụng thư viện của nhà trường.

- Trước khi sử dụng thư viện, NDT cần tìm hiểu và nắm rõ nội quy của thư viện,

- Hướng dẫn người học biết thủ tục quy trình làm thẻ thư viện (Người học chỉ khi có thẻ thư viện mới được sử dụng thư viện nhà trường)

- Hướng dẫn cho người học cụ thể về cách tra cứu thông tin trong thư viện - Hướng dẫn người học cách sử dụng cụ thể của phòng truy tra cứu và truy cập internet, phòng mượn sách, phòng đọc sách, phòng đọc báo, tạp chí …

- Hướng dẫn người học chi tiết quy trình và thủ tục mượn tài liệu thư viện đối với người học. Bởi vì, ở bất kỳ một môi trường đào tạo nào cũng vậy, việc người học quan tâm nhất vẫn chính là tài liệu để phục vụ họ trong công tác đào tạo của nhà trường.

- Trao đổi, tọa đàm về tạo dựng cảnh quan môi trường học tập và NCKH trong thư viện. Đồng thời, giữ gìn, bảo quản tài sản thư viện là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người.

- Sau khi người học có tham gia sử dụng thư viện nhà trường. Cán bộ thư viện càn phải trao đổi và yêu cầu đối với người học về việc đánh giá, phản hồi ý kiến của người sử dụng đối với toàn bộ các yếu tố về thư viện (Đánh giá ưu, nhược điểm). Để từ đó, trên cơ sở đánh giá này, thư viện nhà trường sẽ tiếp thu và không ngừng cải tiến để thư viện đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu NDT. Và đồng thời việc đánh giá phản hối ý kiến của người học đối với thư viện, sẽ giúp cho cán bộ thư viện sẽ làm tốt hơn trong công tác điều tra NCT ở tại đây.

Đối với học viên, sinh viên nói chung, thư viện cần tổ chức thường xuyên hội nghị bạn đọc. Đây là một hình thức nắm bắt tình hình, nhu cầu của bạn đọc rất hữu ích, qua đó, có thể đánh giá được mức độ đáp ứng sử dụng thông tin của bạn đọc. Đồng thời thư viện tìm ra các giải pháp sát thực để khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm trong thời gian tiếp sau

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 119)