Đặc điểm nguồn lực thông tin theo thời gian xuất bản

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 53)

TY LE (%) THEO DAU TAI LIEU

2.1.4 Đặc điểm nguồn lực thông tin theo thời gian xuất bản

Trước năm 2003, thư viện nhà trường còn là thư viện trường cao đẳng, cho nên, NLTT trong thư viện còn rất hạn chế. Phương thức hoạt động còn đơn giản. Sau khi Trường được nâng cấp thành Trường Đại học. Thư viện nhà trường cũng có phần chú trong phát triển để đáp ứng kịp thời công tác đào tạo và hoạt động NCKH của nhà trường. Vì vậy, tác giả luận văn trình bày mốc thời gian gắn kiền với giai đoạn hình thành và phát triển của nhà trường cũng như của thư viện qua mốc thời gian Trường được nâng cấp thành Trường Đại học.

Bảng 04. Cơ cấu tài liệu sách theo thời gian xuất bản

Thời gian xuất bản

Đầu sách Bản sách

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Trước năm 2003 258 15.8 6649 13.7

Từ năm 2003 đến nay 1366 84.2 41862 86.3

Biểu đồ 03: Cơ cấu nguồn lực thông tin theo thời gian xuất bản

15.8%

84.2%

TY LE (%) THEO DAU TAI LIEU

Trước năm 2003 Từ năm 2003 đến nay

13.7%

86.3%

TY LE (%) THEO BAN TAI LIEU

Trước năm 2003 Từ năm 2003 đến nay

Qua bảng và biểu đồ cơ cấu tài liệu sách theo năm xuất bản có thể thấy, khi thư viện nhà trường chưa nâng cấp thành Trường Đại học, tức là trước năm 2003, tổng số tài liệu trong thư viện còn rất ít, chiếm khoảng 15% tổng số tái liệu sách hiện có, trong đó phần lớn tài liệu sách là các loại giáo trình, giáo khoa dành cho

đối tượng sử dụng thông tin là cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề …(Từ năm 2010, Nhà trường không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, theo quy định của Bộ GD & ĐT: Các cơ sở đào tạo trình độ đại học thì không được đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp). Từ sau năm 2003, từ khi Nhà trường được nâng cấp thành Trường Đại học, Số lượng tài liệu sách đã tăng nhanh chóng so với tổng số tài liệu sách hiện có trong thư viện. Số lượng tài liệu sách (chiếm khoảng 85%) đa dạng về chủng loại, hình thức và đáp ứng nhiều đối tượng sử dụng thông tin cùng một thời điểm.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (Trang 53)