Nghĩa tên Nôm các làng ở Vĩnh Hào

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 43)

8. Kết cấu của đề tài

1.4. nghĩa tên Nôm các làng ở Vĩnh Hào

Bản đồ 1.5: Thừa tuyên Sơn Nam trong Hồng Đức bản đồ

Từ quá trình hình thành các làng Vĩnh Hào trên đây, vấn đề tên Nôm của các làng cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Tên các làng Thiên Bản xưa, thời Hùng Vương gọi là huyện Bình Chương, đến thời Lý – Trần gọi là Hiển Khánh – Độc Lập, đến cuối thời Trần gọi là Thiên Bản. Năm Tự Đức thứ 14 (1860) mới đổi là Vụ Bản. Huyện Thiên Bản là một huyện có nhiều làng cổ. Theo cách phân chia của những nhà nghiên cứu văn hóa dân gian thì những làng có tên Kẻ thường là những làng xuất hiện sớm thời Hùng Vương dựng nước. Huyện Thiên Bản có nhiều làng có chữ Kẻ (trong tiếng Nôm thường viết là Kỷ hoặc Cổ hay Cố). Tên những làng này đều

45

là những từ thuần Việt, không phải là từ Hán, sau này mới được phiên âm ra chữ Hán hoặc viết từ Hán theo nghĩa của từ Việt.

TT Tên làng trƣớc đây Tên làng hiện nay

1 Kẻ Si (Cổ Sư) Làng Vĩnh Lại

2 Kẻ Đại Làng Đại Lại

3 Kẻ Tiên Làng Tiên Hào

4 Kẻ Sặt Làng Cựu Hào

Bảng 1.4: Thống kê các tên làng Vĩnh Hào bắt đầu bằng từ Kẻ

Ở huyện Vụ Bản cũng có nhiều tên làng bắt đầu bằng từ Kẻ như vậy:

TT Tên làng trƣớc đây Tên làng hiện nay

1 1

Kẻ Dầy Làng An Thái (sau đổi thành hai làng Tiên Hương và Vân Cát)

2 Kẻ Gạo Làng Quả Linh

3 Kẻ Hầu Làng Hào Kiệt

4 Kẻ Đọi Làng Đồng Đội

5 Kẻ Vó Làng Võng Cổ, Kim Phô

6 Kẻ Đế Làng Cố Đế, Cố Bản

7 Kẻ Phạm Thôn Phạm

8 Kẻ Kho Khố thôn, Phú Lão

9 Kẻ Bịch Bịch Phu

Bảng 1.5: Bảng thống kê các tên làng bắt đầu bằng từ Kẻ trong huyện Vụ Bản

Trong số 97 làng cũ của huyện Thiên Bản thì gần một nửa làng đều có tên Nôm, xuất phát từ từ Việt.

TT Tên Nôm của các làng Tên làng hiện nay

1 Làng Mền Làng Duyên Trường

2 Làng Kho Làng Khố Thôn, Phú Lão

3 Làng Bịch Làng Bịch Phu

4 Làng Đền Điện Thôn, Hướng Nghĩa

5 Làng Cốc Phú Cốc

46

7 Làng Khống Phú Vinh

8 Làng Đống Đất và hai làng Trại Kho và trại Phu

9 Làng Vàng Lập Vượng 10 Làng Nứa Vụ Nữ 11 Làng Ma Lập Thành 12 Làng Sọng An Thứ, Sóng Cầu 13 Làng Lời Lai Xá 14 Làng Lúa Phong Cốc 15 Làng Chiền An Duyên 16 Ấp Sến Hồ Sen 17 Làng Nêu Tiêu Bảng 18 Làng Xứng Đắc Lực

19 Làng Riềng Thượng Linh

20 Làng Hè Hạ Xá

21 Làng Gôi Côi Sơn

22 Làng Thứa Phú Thứ

23 Làng Ngói Ngõa Thôn

24 Làng Đồng Thượng Đồng

25 Làng Rộc Lộc Thôn

26 Làng Khổng Định Trạch

27 Làng Ngăm Trang Nghiêm

28 Làng Vậy Bối La

29 Làng Lúa Đò

30 Làng Đào Đào Xá

Bảng 1.6: Bảng thống kê các tên Nôm các làng ở huyện Vụ Bản

Những tên làng trên đây chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân sinh, nhiều giá trị lịch sử quý báu. Ví dụ như làng Nêu (Tiêu Bảng xã Tân Thành) có đường Nêu, sông Nêu chính là một làng đồng chiêm trũng. Cách đây hàng ngàn năm, con người từ nhiều nơi đã về đây đào mương đắp đê để khai thác vùng này. Nước ngập mênh

47

mông, để kịp thời vụ, người cày ruộng và trâu ngập trong nước để cày. Họ dùng những cành tre cắm xuống làm nêu để cày ruộng để khi nước rút mới kịp cấy lúa. Người dân ở vùng đó, người ta gọi là dân làng Nêu là vì vậy. Làng Kẻ Vó thực ra đó là một làng vạn chài, đánh cá, chèo thuyền thả lưới trên sông. Họ phải làm ra lưới, tạo ra một nghề mới là đan lưới. Những làng Lúa, Cốc, Bịch, Kho... đều thờ thần Hậu Tắc, thần Câu Mang, phần lớn ở miền Thượng của huyện Vụ Bản. Ngay các làng Lúa Đò, làng Hè (Hạ Xá), làng Rộc (Lộc Thôn), làng Triều, Ấp Sến... là những làng làm vụ chiêm là chủ yếu, đây là những làng có đồng chiêm trũng.

Như vậy, các tên làng trên đất Thiên Bản xưa đã nói lên nhiều điều. Nó không phải chỉ là để phân biệt khu vực hành chính này với khu vực hành chính khác, mà nó được đặt tên nôm na từ Việt hay bằng chữ Hán với những ý nghĩa đẹp đẽ. Năm làng thuộc xã Vĩnh Hào ngày nay ở vùng trũng huyện Vụ Bản đã trải qua một chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, quá trình đó gắn liền với lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử huyện Vụ Bản nói riêng. Năm làng này đều có tên thuần Việt gắn bó với điều kiện tự nhiên của vùng chiêm trũng này.Có thể nói, vùng trũng phía nam huyện Vụ Bản là một trong những không gian văn hóa vừa mang nét chung của làng quê Việt Nam vừa mang tính đặc thù của quê hương Vụ Bản, gợi hứng thú cho công tác nghiên cứu không gian văn hóa vùng miền Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 1

Năm làng phía nam huyện Vụ Bản là năm làng tiêu biểu cho vùng trũng huyên Vụ Bản cũng như vùng trũng của nhiều địa bàn nông thôn Việt Nam. Quá trình hình thành và biến đổi, phát triển của các làng này gắn liền với những biến đổi của điều kiện khí hậu Việt Nam cũng như lịch sử làng xã Việt Nam nói riêng. Ngay từ tên gọi cổ xưa của làng xã ở đây cũng thống nhất với tên gọi của đa số làng xã nhiều vùng miền Việt Nam.

Những yếu tố tự nhiên, con người, xã hội và lịch sử cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển của không gian văn hóa vùng trũng cực nam huyện Vụ Bản. Năm làng được chọn làm đối tượng khảo sát của đề tài đều là những làng sống bằng nghề trồng lúa là chính. Do tác động của điều kiện địa lí, địa hình, thời gian nông nhàn do điều kiện cấy trồng mỗi năm một vụ đã khiến cho người dân mỗi làng đều tìm cho mình một nghề phụ để sinh sống. Nghề đan cót ở Kẻ Si, nghề sơn mài ở Kẻ

48

Đại, nghề đan gối, ghế mây ở Kẻ Tiên, nghề đan gầu ở Ấp Hồ… Trong đó, sức ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là nghề đan cót ở Kẻ Si và nghề gối ghế mây Kẻ Tiên. Đã một thời (giai đoạn vừa thực hiện khoán sản phẩm đến tay người lao động, kinh tế nông thôn khởi sắc khoảng 1985 đến 1995), hai nghề này đã là cứu cánh kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Tất cả đã góp phần tạo nên không gian văn hóa làng xã đậm tình chòm xóm của mảnh đất này.

Xét cho cùng, những điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội là cơ sở để hình thành nên văn hóa của tộc người. Đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, vừa có sự tận dụng, vừa có sự đối phó. Người dân vùng châu thổ sông Hồng nói chung và xư dân vùng chiêm chũng Vĩnh Hào nói riêng cũng tạo nên văn hóa của mình dựa vào hai điều kiện đó. Nó thể hiện một thái độ thích ứng linh hoạt của cư dân nông nghiệp trước hoàn cảnh, được cụ thể sinh động qua mọi nếp sống, nếp sinh hoạt, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội của nhân các làng cổ này. Với một vùng đất, đất chật người đông, hoàn cảnh tự nhiên chỉ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, người dân đã biết khắc phục những hạn chế này bằng nhiều cách làm cho cuộc sống của chính họ được cải thiên. Với nhiều vùng quê, sự nghèo khó làm cho con người dễ bị rơi vào sự bi quan, nhiều người bị rơi vào những thói hư tật xấu nhưng về vùng quê này, chúng tôi vẫn thấy toát lên một nếp sống bình dị, người dân miệt mài với những ngành nghề thủ công, rộn ràng trong ngày lễ hội, nhiệt tình trong sản xuất, người dân gần gũi và hiếu khách… Đó cũng chính là đặc trưng tiêu biểu của vùng quê này so với nhiều vùng quê khác.

49

CHƢƠNG 2 : NHỮNG ĐẶC TRƢNG VỀ VĂN HÓA SẢN XUẤT CỦA XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)