Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 80)

8. Kết cấu của đề tài

3.3. Các công trình kiến trúc làng Cựu Hào

Làng Cựu Hào có nhiều đình đền cổ kính. Đình làng Cựu là đình hàng xã trước ở xóm giữa có năm gian rộng, là nơi hội họp của hàng xã. Hàng năm làng vào đám có đám hát để sinh hoạt hát chèo, vui chơi văn nghệ, thi võ vật, gần đó có miếu thờ thần. Nay toàn bộ khu vực này không còn gì nữa. Ở Trại Sặt có miếu thổ thần Cồn Tượng, có bức hoành phi “Long cương Tượng” và đôi câu đối đều nói lên cảnh bốn dòng sông hợp triều như bao bọc lấy gò con Voi, tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.

82

Đền Cựu Hào có ba cung, thời kháng chiến chống Pháp đã bị ném bom, nay sửa sang và thu hẹp lại (cung đệ nhị). Cung đệ nhất (chính cung) có hai gian dọc, có đặt ngai thờ Lôi Công và Tam vị Sơn Đại tướng. Trên hương án đời Lê có đặt hộp sắc, còn lưu giữ nhiều sắc phong đời Tự Đức năm thứ 6 (1853) cho Lôi Công chi thần được phong là Hách liệt Thanh linh nghiêm dực thuần chính chi thần (thần sấm).

Sắc phong đời Thành Thái năm thứ 3 (1891) cho công chúa Mỹ Hoa. Sắc phong, thần vị đều là phong cho Lôi Công đại vương tức Thần sấm. Câu đối trong đền cũng nói lên điều đó:

Nhất thanh khởi điện thiên uy chấn Tứ thủy giao lưu địa khí linh

(Một tiếng vang rền trời chấn động Bốn dòng nước cuộn đất linh thiêng)

Nhưng trong đền lại có thần phả của tướng quân Đinh Lôi giúp Lý Bí đánh lại quân đô hộ phong kiến phương Bắc (sao chép lại của đền thờ Đinh Lôi tại xã Nguyễn Chung huyện Thanh Liêm – Hà Nam). Tương truyền khi Đinh Lôi đánh quân Chiêm Thành quấy rối biên giới phía Nam nước Vạn Xuân đời Lý Nam Đế, có đem quân qua vùng Cựu Hào, nên sau này làng lập đền thờ ông. Vì thế, trong đền cũng có câu đối:

Đinh thị đổng nhung Tiền Lý sử

Tướng môn thao lược Hậu Lương chinh (Họ Đinh tướng soái đời Tiền Lý

Thao lược cầm quân diệt giặc Lương)

Cung đệ nhất còn một bát hương gốm đời Lê. Trên bệ thờ còn đặt hai phổng gỗ sơn son thiếp vàng chầu hai bên.

Cung đệ nhị trùng thiềm với cung đệ nhất. Trước 5 gian, nay thu hẹp lại thành 3 gian ngạch cửa bằng đá, cột trụ vuông 3 tầng. Bộ cánh cửa gian giữa là 4 cánh cửa khung, dưới là bức bàn, trên chạm lộng cảnh rồng uốn lượn giữa mây hỏa đao. Kết hợp hoa dây, hoặc rồng tranh châu, hoặc rồng mẹ rồng con vờn nhau, hoặc nghê sóc vờn nhau. Cửa khung sơn đỏ còn mảng chạm lộng sơn vàng rực rỡ. Đây là mảng chạm lộng đời Lê tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thế kỷ XVIII. Cung đặt

83

hương án thờ gian giữa, hai bên đều có cửa hẹp sơn đỏ để vào chính cung. Cung có niên hiệu trùng tu năm Đinh Sửu đời Tự Đức (1877).

Cung đệ tam là tiền đường gồm năm gian rộng nhưng hơi thấp. Gian giữa trên có bức hoành ghi chữ “Hữu thần khắc tường” (Có thần khắc có hình ảnh). Hai bên cột gian giữa có câu đối:

Ngũ phong thập vũ giai cao trạch Bắc thái Nam hòa hữu tụng thanh (Năm gió mười mưa đều nhuần thấm Bắc yên Nam ổn, rộn mừng ca).

Gian giữa đặt hương án mặt tiền theo nghệ thuật đời Lê thế kỷ XVIII, nhiều khung nhỏ có chạm khắc rồng uốn lượn đối xứng trong mây hỏa đao. Hai bên cột là bệ chấp kích dựng trên hai giá, mang dấu ấn nghệ thuật chạm trổ đời Lê thế kỷ XVIII, rõ nhất là ở hai tường đao. Hai gian bên còn treo hai bức hoành phi có ghi “Tứ thủy chung linh” (bốn dòng nước thiêng liêng), “Hách hách quyết thanh” (tiếng tăm vang dội). Đôi câu đối cũng nói lên ý nghĩa sâu sa của việc thờ phụng các vị thần nông nghiệp.

Quần sơn Bắc, tứ thủy Nam, duy thần thị trạch Phong ba tiền, vũ sư hậu, tại thiên chi linh

(Dãy núi phía Bắc, bốn sông phía Nam đều do thần cai quản Gió thổi mặt tiền, mưa tuôn mặt hậu, cũng bởi trời linh thiêng)

Trước tiền đường là sân gạch rộng có tường hoa bao bọc, cột đồng trụ có đôi câu đối ca ngợi quê hương Cựu Hào như sau:

Thanh danh văn vật thiên niên cựu Lễ nhạc y quan nhất giáp hào

(Làng Cựu ngàn năm rạng rỡ nền văn vật Thôn Hào giáp nhất rộn ràng tiếng nhạc ca)

Xóm Cồn Dâu xưa gọi là Tang Đề, do đào sông Đấu, nên tách thành đôi, một phần về Gia Trạng, còn lại vẫn thuộc Cựu Hào. Xưa có đình lớn năm gian, chia cho Gia Trang một nửa, còn ba gian vẫn dựng tại Cồn Dâu. Đình làm theo kiểu kiến trúc đời Nguyễn năm Canh Tý (1840), các hoành khóe, kẽ, bẩy, đều chạm khắc hoa điểu, trúc mai, trúc hóa long, triện dắt. Đình còn bảo tồn cỗ kiệu bành (đòn

84

khiêng kiệu theo kiểu nghệ thuật đời Lê, bành kiểu đời Nguyễn). Một hương án cỡ lớn, một cỗ ngai đời Lê, nghệ thuật điêu khắc tinh vi, sơn son thiếp vàng lộng lẫy và một bộ quân cờ.

Đền Cồn Dâu ở phía Tây Nam làng, cung đệ nhất vốn xưa là miếu cũ kiểu tiền đao hậu đốc từ thời Lê, nay đã sửa chữa. Có hai gian dọc, gian trong đặt khám thờ trên bệ cao, có vị thần chạm khắc đẹp như cửa đền Cựu Hào. “Tam vị Vương Quan Lương uy linh hiển dụ cập Sơn đại tướng Lôi Công cửa nhà hiển ứng quảng đốc tế thế an dân hộ quốc Đại Vương từ hạ” (Ba vị quan: Quan lang, Sơn đại tướng và Lôi Công cửa nhà). Gian ngoài đặt ngai và bát hương, hòm sắc và đồ tự khí đầy đủ, hai bên cột treo câu đối khung cổ kính có niên đại Kỷ Hợi (1899):

Trung thiên độc lập tam thần miếu Linh địa tương truyền lục tú sơn

(Giữa trời đột khởi miếu thờ ba vị thánh Đất thiêng trải dài mười dặm sáu gò cao)

Cửa cung đệ nhất là một mảng chạm lộng đẹp từ trên nóc xuống các xà kèo cột, bộ cánh cửa giữa hai cánh và hai cửa bên cũng đều chạm lộng tất cả hài hòa thành một ổ rồng chín con cùng nhau uốn lượn trong mây hỏa đao, cùng với nhiều nghê, sóc, phượng đùa giỡn. Đây là mảng chạm quy mô lớn nhất mang màu sắc nghệ thuật điêu khắc đời Lê thế kỷ XVII còn được bảo tồn nguyên vẹn trên đất Nam Định. Tiền đao này được trùng tu chuyển thành một cung nhỏ có đặt ngai thờ. Có đôi câu đối đặt trên bệ, nội dung là:

Tứ thủy hợp triều song miếu vũ

Nhị thôn đồng ngưỡng nhất thần công. (Bốn sông chảy cùng uốn về hai miếu Hai thôn thờ phụng chung một vị thần)

Cung đệ nhất được trùng thiềm với cung đệ nhị ở gian rộng giữa có máng nước. Cung đệ nhị có ba gian mới được sửa lại. Gian giữa cung này có treo hai bức hoành phi cổ: “Vạn cổ anh linh”, và “Hách hách quyết thanh” (muôn đời linh thiêng và tiếng tăm vang dội”, và đôi câu đối:

Nhất mạch danh hương văn phái viễn Thiên thu thần miếu bút tiêm cao

85

(Một vùng văn hiến, nhân tài ngày càng thêm đông đúc Ngàn thuở thần thiêng, ngọn bút mãi vẫn không mòn)

Gian giữa đặt một hương án cao tầng, trên có cỗ ngai đại, hai bên đặt đôi hạc gỗ chạm trổ cầu kỳ độc đáo. Trên đền có ba câu đối gỗ, trong đó có đôi câu đối nói lên một làng Tang Đề (Cồn Dâu) nằm trên địa phận hai huyện, lại có chung một đền thờ:

Sùng từ thành nhị huyện từ anh khí tận thu sơn dĩ Bắc

Bảo miếu tức thập giáp miếu linh thanh trường trấn hải chi Nam (Đền thiêng thành đền hai huyện, lưu mãi khí thiêng từ non Bắc Miếu quý là miếu mười thôn, lẫy lừng danh tiếng tận biển Nam)

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)