8. Kết cấu của đề tài
2.2.1.6. Nghề làm gạch ngói và nghề thợ xây
Các làng xã trong vùng trước đây đều có nghề làm gạch, ngói để xây dựng các công trình của làng cũng như xây nhà cho dân. Những nhà có lò gạch, ngói đều khá giả, hoặc là những chức sắc trong làng, thuê người làm và thu mua củi, rơm rạ để đốt lò, người thợ lấy đất thịt thái thật nhỏ, nhào thật nhuyễn rồi đóng vào các
58
khuôn gạch kích thước khác nhau: gạch vồ thường vuông, mỗi cạnh khoảng 30 – 40cm, dày tới 4-5cm. Gạch vồ thường để xây tường những ngôi đền lớn, hoặc lát sân đình, chùa. Loại gạch vuông cỡ 20 x 30cm dày 2 - 3cm dùng để lát nền đình chùa hoặc các nhà ngói của dân. Còn gạch để xây tường chủ yếu là gạch lục, gạch thất, gạch bát (sáu, bảy, tám) dày 2cm. Gạch này phải làm mỏng vì ngày xưa không đốt bằng than đá mà đốt bằng củi và rơm rạ, nên gạch dày quá không chín đều được. Trước cách mạng Tháng 8 năm 1945, trong vùng có nhiều lò gạch lớn, tiêu biểu là lò gạch của ông phó Tụ, sản xuất quanh năm, cung cấp cho nhiều làng của các vùng xung quanh. Gần đây, các hợp tác xã nông nghiệp đều có lò gạch ngói sản xuất để xây dựng cơ sở hạ tầng cho hợp tác xã. Từ khi có “lò gạch dã chiến” kiểu Triều Tiên, các gia đình đều chủ động đóng gạch để xây nhà kiên cố. Làng Hồ Sen mỗi năm sản xuất hàng triệu viên gạch, vừa để làm nhà, vừa để bán lấy tiền xây nhà.
Nghề thợ xây mới hình thành ở vùng này từ những năm 60 của thế kỷ XX, khi mà nhu cầu sử dụng các công trình sân kho, nhà kho, trụ sở của hợp tác xã nông nghiệp ngày càng tăng, các tay thợ xây được tập hợp trong tổ hợp tác xã quản lý, vừa làm vừa học, lúc đầu chấm công theo công điểm chung của hợp tác xã, sau theo kiểu khoán gọn từng công trình. Qua lao động, tay nghề được nâng cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nên thợ nề trong vùng đã được nhận làm các công trình phức tạp như các trường học cao tầng của xã Vĩnh Hào, cầu cống có trọng tải lớn, và gần đây đã góp phần xây dựng nhà thờ Thiên chúa giáo ở làng Si và làng Đại cùng nhiều công trình cao tầng trong nhân dân.
Nghề làm mộc, làm gạch và làm nề là những nghề thủ công mang tính chất nghề phụ. Người thợ khi mùa màng thu hoạch hoặc gieo trồng xong vẫn làm việc ở nhà, kết hợp được với công việc của ngành nghề, góp phần nâng cao đời sống.
Các ngành nghề thủ công cổ truyền mặc dù là nghề phụ nhưng lại là một ngành sản xuất quan trọng để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, tạo được việc làm tại chỗ cho người lao động. Vào những năm 1989 – 1991, thị trường Đông Âu và Liên Xô có nhiều biến động, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngành sơn mài ở làng Đại Lại, ngành mây tre đan ở Tiên Hào và làng Si, hàng hóa sản xuất không tiêu thụ kịp, vốn bị ứ đọng. [21, 291]. Đến năm 1992, ngành thủ công
59
thu nhập 800 triệu đồng, năm 1993 thu nhập 1 tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 1990, chiếm 16% tổng giá trị công nông nghiệp của xã Vĩnh Hào. [ 21 , 291].