8. Kết cấu của đề tài
3.4. Các công trình kiến trúc làng Tiên Hào
Đình làng Tiên Hào làm theo kiểu chữ Đinh. Tiền đường ba gian, hai gian bên có đặt kiệu long đình và kiệu bành, gian giữa có bệ thờ sập chân quỳ, phía trước có hương án mặt tiền, hai bên có đặt bộ bát bảo làm năm Nhâm Tuất đời Khải Định (1922). Đình được trùng tu năm Khải Định thứ 4 (1919) quay sang hướng Tây có sân rộng. Đền có bàn thờ ngũ gia Tiên tổ (Bùi, Nguyễn, Trần, Phạm, Vũ) và đặt bia “Đông giáp thần từ bi ký” năm Thành Thái thứ 4 (1892), nói rõ đời Tự Đức còn chung của cả giáp Đông và giáp Đoài (giáp giáo), nay xác định là của giáp Đông (giáp lương). Mặt tiền có đôi câu đối làm năm Đinh Mão (1927) đời Bảo Đại:
Thần đức lẫm nhiên đồng nhật nguyệt Thánh công đại phát phối càn khôn
(Đức thần linh huy hoàng cùng ngày tháng Công thánh trạch hiển hách với đất trời)
Và câu:
Tiên long hệ xuất thiên sinh thánh Côi Hổ linh chung nhạc giáng thần (Tiên rồng dòng giống trời sinh thánh Gôi Hổ linh thiêng núi giáng trần)
Hậu cung ba gian dọc nối với tiền đường, trên ngai thờ đặt hương án có thần vị: “ Thành hoàng bản thổ thượng đẳng đại vương tôn thần”. Phía trước có giá đặt
86
kiếm ngang. Hai bên có đôi hạc gỗ. Có một con voi gỗ chạm khắc đẹp đang vươn vòi.
Cung này có bài tản văn của nho sinh Vũ Huy Phan và bức phối ý của Vũ Đắc Doãn viết về các vị hậu hiền từ đời Minh Mạng năm thứ 6 (1824) đã được phụng thờ, đến đời Duy Tân thì viết tiếp (1909), chia làm hai ban văn võ, có tới 92 vị, tiêu biểu như văn ban có viên quan đời Lê Nguyễn Tiên Sinh, giám sinh Quốc Tử Giám Bùi Huệ Tĩnh đời Lê, cống sĩ triều Lê tri huyện Thanh Hà Vũ Đình Du, nho sinh Vũ Huy Phan, võ ban có Điện tiền Chỉ huy sứ đời Lê Nghĩa Xuyên Bá Bùi tướng quân Phúc Sinh, Đô chỉ huy sứ đời Lê Trần Sùng Nghĩa, Bách hộ Phấn lực tướng quân Trần Đình Xuân đời Lê.
Hậu cung có hai đôi câu đối ca ngợi vẻ đẹp của làng quê Tiên Hào:
Củng hướng quần sơn chung tú khí Triều tiền tứ thủy sâm văn lan (Dãy núi vòng cung đầy linh khí Bốn sông vươn tới đượn hồn văn)
Và câu:
Cựu địa triều hồi long cửu khúc Tiên thiên ngật lập hổ song phương (Đất Cựu vòng vèo rồng chín khúc Trời Tiên sừng sững hổ hai gò)
Đầu làng phía Đông bên sông Vĩnh xưa có đền thờ Đông Hải Quốc Mẫu dưới tán cây si um tùm xanh mát. Đền nay được sửa thành phủ thờ một vị nữ thần, phủ có ba gian tiền đường rộng rãi. Gian giữa đặt hương án có đầy đủ đồ thờ tự. Đặc biệt phủ còn lưu giữ được bức họa trên gỗ vuông có khung kính 0,8m x 0,8m, vẽ chân dung bà Đông Hải Quốc Mẫu ngồi trang nghiêm, vẻ hiền từ, tay cầm quạt, hai bên và phía trước có bốn thị nữ đứng hầu. Đây là một bức họa cổ lâu đời được giữ gìn cho đến ngày nay. Cung trong có một gian dọc, trên bệ thờ có cỗ ngai đặt thần vị của bà “Đông Hải Quốc Mẫu thánh nương thượng đẳng thần”. Phủ có hòm sắc đựng ba đạo sắc đời Duy Tân và Khải Định phong cho bà là thượng đẳng thần. Phủ có đôi câu đối ca ngợi cảnh đẹp của điện thờ:
87
Linh đài kinh khí tráng sơn hà
(Điện ngọc phong quang tồn tại lâu đời cùng trời đất Đài thiêng tráng lệ tỏa sáng huy hoàng với nước non)
Trước đây còn có miếu thờ nữ thần Tây Phương Khôn cung Sơn tinh công chúa, là vị thần trông coi gò đất cao của Tiên Hào. Sau này miếu bị hỏng nên rước linh vị vào chùa.