Địa hình

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 26)

8. Kết cấu của đề tài

1.2.1.2. Địa hình

Các làng xã Vĩnh Hào nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình bằng phẳng, chênh lệch cao độ địa hình tương đối không lớn. Hướng dốc của địa hình là cao ở phía Nam, thấp thoải dần theo hướng Bắc, độ dốc địa hình dưới 1%.

28

Bản đồ 1.1: Các vùng địa lý tự nhiên Nam Định 1.2.1.3. Khí hậu

Các làng xã ở đây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, một năm chia làm bốn mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm là 23 đến 24 độ C. Mùa đông nhiệt độ trung bình là khoảng từ 17,1 đến 18,1 độ C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, có ngày nhiệt độ xuống khoảng từ 6 đến 7 độ C. Mùa hè nhiệt độ trung bình khoảng 27-28 độ C, tháng nóng nhất là tháng 7, 8, 9.

Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm là 80 – 84%, tháng cao nhất là tháng 3 có độ ẩm là 87% , tháng thấp nhất là tháng 11, độ ẩm là 79%.

Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1700 – 1800mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Lượng mưa được phân bố như sau: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Các tháng mưa nhiều tập trung vào tháng 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa cả năm, các tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2, có tháng hầu như không mưa.

Nắng: Hàng năm có 250 ngày nắng. Tổng số giờ nắng là 1650-1700 giờ/ năm. Vụ hè thu có khoảng 1100 – 1200 giờ/năm, chiếm 70 số giớ nắng trong năm.

29

Gió: Số gió thịnh hành theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2-3m/s. Mùa đông có gió mùa đông bắc, tốc độ gió trung bình từ 2,4 đến 2,6m/s, tần suất 60 đến 70m/s. Mùa hè có gió mùa Đông Nam, có tần suất 50 -50%, tốc độ gió trung bình là 1,9 -2,2m/s.

Tháng 7, 8, 9 thường có bão, tốc độ gió lớn nhất là 40m/s. Đầu mùa hè vào các tháng 4,5 thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng.

1.2.1.4. Thủy văn

Các làng xã vĩnh Hào vẫn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Đào cả về mùa mưa và mùa khô.

Bản đồ 1.2: Các sông chính ở Nam Định

Hệ thống sồng ngòi: Vĩnh Hào có sông Chanh chạy qua, đây là trục cung cấp nước tưới, tiêu chủ yếu của xã. Hơn nữa trên địa bàn còn có các tuyến kênh mương nội đồng phân bố khắp trên địa bàn theo dạng xương cá. Chế độ nước sông chia theo hai mùa rõ rệt là mùa mưa lũ và mùa cạn. Hệ thống sông cùng các kênh mương thủy lợi các cấp ở nội đồng, các công trình đầu mối, trạm bơm đã cung cấp được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

30 Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên 624,7 ha 100%

Diện tích đất nông nghiệp 485,1 ha 77,65%

Diện tích đât phi nông nghiệp 138,78 ha 22,22%

Diện tích đât chưa sử dụng 0,82 ha 0,13%

Bảng 1.1: Cơ cấu đất xã Vĩnh Hào

(Theo Số liệu thống kê đất đai xã Vĩnh Hào năm 2010)

Hiện trạng sử dụng đất

TT Mục đích sử dụng đất

Năm 20120 Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 624,7 100

I Đất sản xuất nông nghiệp SXN 464,06 74,28

1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 438,47 70,18

1.2. Đất trồng lúa LUC 433,62 69,4

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4,85 0,77

1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 25,59 4,09

1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 21,03 3,36

II Đất phi nông nghiệp PNN 139,11 22,26

2.1 Đất ở OTC 32,92 5,26

2.1.1 Đất ở nông thôn ONT 32,92 5,26

2.2 Đất chuyên dùng CDG 85,41 13,67

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,38 0,06 2.2.2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 0,19 0,03

2.2.3 Đất có mục đích công cộng CCC 84,84 13,58

2.2.3.1 Đất giao thông DGT 36,32 5,81

2.2.3.2 Đất thủy lợi DTL 45,02 7,2

2.2.3.3 Đất truyền dẫn năng lượng, truyền thông DBV 0,02 0,003

31

2.2.3.5 Đất cơ sở y tế DYT 0,15 0,02

2.2.3.6 Đất cơ sở giáo dục DGD 1,72 0,27

2.2.3.7 Đất bãi rác, xử lý chất thải DRA 0,74 0,11

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,28 0,044

2.4 Đất nghĩa địa, nghĩa trang NTD 5,48 0,87

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 12,38 1,98

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 2,92 0,46

III Đất chƣa sử dụng CSD 0,75 0,12

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 0,75 0,12

Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Hào năm 2010

Thổ nhưỡng

Đất đai các làng xã Vĩnh Hào là đất được phù sa trong đê không được bồi đắp hàng năm ở lưu vực sông Hồng. Thành phần cơ giới chủ yếu từ nhẹ đến trung bình, khả năng giữ nước và giữ phân tốt. Do quá trình bồi tụ không đều nên khu vực Vĩnh Hào hiện nay nằm trong nơi thấp trũng cục bộ, cho nên đất bị glây hóa mạnh và có độ chua cao.

32

Đất phù sa glây (gleyic fluvisols) là loại đất được hình thành ở địa hình thấp, nơi có mực nước ngầm gần mặt đất, đọng nước nửa năm. Màu xám xanh nhạt của FeO, cấu trúc cục, khối, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đến nặng, glay mạnh. CEC thấp (<12me/100gam đất), độ no bazo cũng thấp (<35%), đạm và kali trung bình, lân ngthèo, độ PH chua đến rất chua <=4,5, mùn trung bình từ 2 đến 4%. (34 , 97).

Ở các làng của Vĩnh Hào đất phù sa có tầng đốm gỉ Glây phân bố ở khu vực vàn cao và trung của xã. Loại đất này phù hợp cho trồng hai vụ lúa và sản xuất cây rau màu vụ đông ở các nơi đất cao.

Đất phù sa chua Glây, độ PH trung bình 5 – 6, phân bố ở các chân ruộng vàn và thấp, chỉ thích hợp cho trồng hai vụ lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Bản đồ 1.4: Bãi bồi cao trong đê

Tài nguyên nước

Năm làng ở Vĩnh Hào đều có nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khá dồi dào và phân bố tương đối đều giữa các vùng trong xã.

33

Nguồn nước mặt: Vĩnh Hào có sông Chanh lấy nước từ sông Đào có trữ lượng lớn. Chế độ nước của hệ thống sông chia làm hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn, hệ thống sông cùng kênh mương thủy lợi ở các cấp ở nội đồng nhận nước từ các công trình đầu mối, trạm bơm đã đáp ứng được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm chủ yếu nằm trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutoxen phân bố trên địa bàn toàn xã, hàm lượng Cl < 200mg/l, tầng khai thác ở độ sâu trung bình từ 20 – 50m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt nhưng phải trải qua quá trình xử ký sắt. Một số tầng nước sâu 150 – 250m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác quy mô công nghiệp.

Những điều kiện tự nhiên trên đây vừa có những thuận lợi và có những khó khăn đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương.

1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Dân số ở các làng xã vùng chiêm trũng này về cơ bản vẫn là những người nông dân chủ yếu sống bằng nghề canh tác lúa nước. Trải qua quá trình lịch sử nhân dân nơi đây cũng đã tham gia vào các cuộc khởi nghĩa từ thời Hai Bà Trưng đến kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nông dân các lãng xã Vĩnh Hào chiếm tới 90% dân số nhưng quá nửa ruộng đất lại nằm trong tay bá chủ cường hào. [21, tr. 90]. Gia đình bần cố nông thiếu ruộng đất phải làm tá điền, cày ruộng ré cho địa chủ thường theo lệ rẽ đôi “hai công ăn một”. Giáo dân làng Đại phần lớn lĩnh canh của địa chủ trong làng. Nhà chung xứ Đại Lại có 30 mẫu ruộng thuê canh điền làm. Nhà thờ Kẻ Tiên có 30 mẫu ruộng chia cho giáo dân 18 tuổi trở lên mỗi người lĩnh canh một sào, một năm nộp lại hai thùng thóc cho nhà chung. Cuộc sống nhân dân lúc đó rất khó khăn. Khoảng những năm 30 cả tổng Hổ Sơn có một trường tổng sư, sau đó mở thêm một trường hương sư ở Vĩnh Lại, học trò vài chục người, phần lớn là con nhà giàu.

Sang chiến tranh Thế giới lần thứ 2, cuộc sống người dân xã Vĩnh Hào càng khó khăn hơn. Năm 1945, huyện Vụ Bản có hơn 80 ngàn dân, chết đói gần 11 ngàn người, chiếm hơn 15% dân số. [21, tr.93]. Ở Vĩnh Hào theo thống kê chưa đầy đủ đã chết đói gần 800 người.

34

Làng Si có 385 đồng bào lương và giáo chết đói và mất tích, trong đó có 22 gia đình chết cả nhà.

Làng Đại có 165 người chết đói, trong đó 14 gia đình chết cả nhà. Làng Tiên có 200 người chết đói, trong đó 32 gia đình chết cả nhà. Làng Hồ Sen chết đói 26 người, có 2 gia đình chết cả nhà.

Làng Cựu Hào tuy số dân chết đói ít hơn, nhưng dân làng cũng điêu đứng, cơ cực. [21, tr.93].

Sau chiến tranh, hòa bình lập lại, người dân Vĩnh Hào đã khắc phục những hậu quả của chiến tranh, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống bằng nhiều cách khiến bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Đó cũng là điều kiện để người dân vùng chiêm trũng này tạo dựng những nét văn hóa rất giàu bản sắc.

Theo số liệu thống kê năm 2010 của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hào, dân số của xã là 5703 người, gồm 1613 hộ thuộc 5 làng. Cụ thể là:

TT Tên làng Dân số (ngƣời) Chiếm % dân số toàn xã Số hộ Quy mô số hộ 1 Cựu Hào 1075 18,85 316 3,4 2 Hồ Sen 796 13,96 199 4,0 3 Vĩnh Lại 1151 20,18 315 3,7 4 Đại Lại 1770 31,03 518 3,4 5 Tiên Hào 911 15.98 265 3,4 Tổng 5703 100 1613 3,5

Bảng 1.3: Thống kê số dân 5 làng ở xã Vĩnh Hào

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tăng dân số năm 2010 là 0,87%. - Nguồn lao động

Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng số người trong độ tuổi lao động là 3493 người, chiếm 61%. Trong đó nữ là 1783 người, nam 1710 người.

35

Biểu đồ 1.1: Số lao động làm trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010

Biểu đồ 1.2:Tỉ lệ lao động làm trong các ngành nghề xã Vĩnh Hào năm 2010

(Nguồn: HTX nông nghiệp Vĩnh Hào năm 2011)

- Chất lượng lao động:

Chất lượng lao động trên địa bàn xã Vĩnh Hào còn hạn chế, số lao động qua đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp còn thấp, tập trung hầu hết ở các ngành, khu vực làm công tác quản lý, dịch vụ, y tế, giáo dục. Còn lại đại bộ phận là lao động

36

trong sản xuất nông nghiệp, chưa qua đào tạo, do vậy việc tiếp thu ứng dụng Khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Trên đây là những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vĩnh Hào. Những điều kiện này vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đến quá trình phát triển của các làng vùng chiêm trũng này. Là một vùng đất nằm ven sông nên đất đai ở đây chủ yếu là đất thịt pha cát, có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất thuận lợi cho các loại cây trồng, nhất là cây màu. Hiện nay, hệ thống đường giao thông tương đối phát triển, tạo điều kiện cho sự giao lưu, buôn bán với bên ngoài. Thêm vào đó, nguồn nhân lực tương đối dồi dào, là điều kiện để phát triển kinh tế về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong xã có các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang trên đà phát triển như mây tre đan, gia công đồ gia dụng hay may mặc… Tuy nhiên, với một vùng chiêm trũng nên trong cơ cấu nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao, ngành chăn nuôi mấy năm gần đây đã có sự chuyển biến nhưng chưa mạnh, tỷ trọng vẫn tương đối thấp. Hơn nữa, quy mô sản xuất vẫn chủ yếu tập trung vào các nông hộ gia đình chính, chưa có nhiều cơ sở sản xuất theo hình thức gia trại, trang trại có sản phẩm nông nghiệp mang lại thương hiệu hàng hóa có giá trị cao. Thêm vào đó, lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào, song số lao động trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp là người già, số lao động trẻ không thiết tha với đồng ruộng do giá trị lao động trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, số lao động trẻ khỏe đi tới các thị trường lao động có thu nhập cao. Điều này cũng gây ảnh hưởng tới các nghề thủ công trong xã, số lao động trong các nghề thủ công ở đây ngày càng giảm. Các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã.

1.3. Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào

Khi nghiên cứu về vùng trũng xã Vĩnh Hào, chúng tôi nhận thấy đây là một vùng chiêm trũng và có thể coi đây là vũng trũng nhất của cả huyện vì diện tích trồng lúa chiếm tới 90% và gần như là không có đất trồng màu. Năm làng mà chúng tôi khảo cứu đều là những làng chủ yếu làm nghề nông, ngoài thời gian làm nông nghiệp thì mỗi làng lại có những nghề thủ công riêng để tận dụng khoảng thời gian nông nhàn, tăng thêm thu nhập và tạo nên đặc trưng văn hóa khác biệt so với các làng xã ở phía Bắc của huyện. Hơn nữa do cuộc sống khó khăn vất vả nên người

37

dân nơi đây còn có truyền thống hiếu học, trọng đạo tôn sư. Họ coi học tập là con đường tu luyện để thực hiện đạo làm người, đồng thời cũng là một trong những con đường thoát khỏi đói nghèo, vươn tới vinh hoa, dương thanh danh, hiển phụ mẫu. Vì thế, đây được coi là một vùng đất học với nhiều người đỗ đạt. Trong vùng cũng có nhiều công trình kiến trúc có giá trị, có nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, rất đáng để chúng ta tìm hiểu.

Vùng trũng này nằm ở cực nam của huyện Vụ Bản, phía Nam tiếp giáp với xã Yên Phúc và Yên Lộc (huyện Ý Yên) ngăn cách với dòng sông Đấu, phía Tây giáp xã Yên Lương (Ý Yên) và xã Tam Thanh, phía Bắc giáp xã Liên Minh, gắn liền với cánh đồng làng Hổ Sơn, Vân Bảng, Ngọ Trang, cách núi Hổ khoảng 1km. Phía Đông giáp xã Đại Thắng cùng có chung cánh đồng 3 xã (Liên Minh, Đại Thắng, Vĩnh Hào). Trước đây, các làng xã Vĩnh Hào cách phủ lỵ Nghĩa Hưng (ở Đống Cao xã Yên Nhân) 5 km, cách huyện lị Vụ Bản (ở Thái La xã Trung Thành) về phía Bắc 8km, cách thành phố Nam Định về phía Đông Bắc 15km.

Vùng trũng này bao gồm năm làng cổ xưa, hình thành từ thuở Hùng Vương dựng nước, nằm trong vùng đất cổ phía Nam đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp trong quá trình biển lùi cách đây 7000 năm và được phù sa của sông Hồng và sông Đáy. Dãy núi đất phía Tây của huyện Vụ Bản, cách vĩnh Hào không xa như vúi Hổ, núi Gôi, núi Lê... đã từng là địa bàn cư trú của người nguyên thủy. Cuối thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ kim khí, cách đây khoảng 4000 năm, con người đã xuất hiện ở chân các dãy núi đất này và đồng cát Lương Kiệt (xã Liên Minh). Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã thấy nhiều hiện vật đồ đá mới ở di chỉ hang Lồ (núi Lê) và tất cả các núi đất ở huyện Vụ Bản. Các làng thuộc xã Vĩnh Hào đều nằm gần các di chỉ này. Qua quá trình khai thác vùng bãi biển sình lầy của cửa biển núi Gôi (Côi Sơn hải khẩu) người nguyên thủy đã quai đê lấn biển, từ chân các núi đất này chuyển dần xuống các bãi đất cao, tụ cư nơi thuận tiện, tạo nên các trang ấp. Theo lịch sử dân tộc thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, cách đây hơn 2000 năm,

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 26)