8. Kết cấu của đề tài
4.2. Các tín ngƣỡng dân gian
99
Là các làng xã ở vùng châu thổ Bắc Bộ được hình thành từ lâu nên các tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện khá sớm trong cộng đồng cư dân nơi đây như tục thờ Thành Hoàng làng, Bản thổ tôn thần, thần biển, thần núi, thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn thực..., đậm nét nhất vẫn là tục thờ cúng tổ tiên, là mảng văn hóa dòng họ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Các làng đều có đền thờ Thành Hoàng làng là bản thổ Thành Hoàng như làng Si, làng Tiên, hoặc thờ bản thổ Tôn thần ở các xóm như làng Đại, làng Tiên thờ thần biển (Đông hải quốc mẫu), thần Miễu (Sơn Tinh công chúa), làng Cựu thờ thần núi (Tam vị sơn thần Đại vương). Làng Si còn rất coi trọng tín ngưỡng phồn thực trong nông nghiệp, bện rơm quanh cây tre lập nhà trạm tượng trưng cho mẹ lúa ôm ấp bảo vệ sự sinh sôi nảy nở nhanh của cây tre, hay tục tế xuân ngưu (tế trâu đất) cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ vật cúng thần vừa mang tính chất bản địa vừa mang tính chất tín ngưỡng cổ truyền của người Việt cổ: bánh chưng lồng ở làng Si, cây xôi ở làng Hồ, gà mình công đầu cốc ở làng Si, gạo sống, trứng và muối ở nhiều làng... Đậm nét nhất vẫn là tục thờ cúng tổ tiên trong các gia đình và từ đường tộc họ, phối tế gia tiên tại đình làng để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền bối đã khai điền lập ấp.
Về mặt tâm linh, cũng giống như nhiều địa phương ở đồng bằng Bắc Bộ, các làng xã vùng chiêm trũng này vẫn có những tín ngưỡng và tôn giáo bản địa truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các tôn giáo Nho, Phật, Lão từ phương Bắc và đạo Thiên chúa từ phương Tây truyền vào. Các tôn giáo ngoại nhập (trừ Thiên chúa giáo) đều đan xen vào nhau, hòa nhập với tôn giáo bản địa. Vì vậy, trong sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt là nghi thức cúng lễ nhiều khi không thể phân biệt được rạch ròi nghi thức của tôn giáo nào.