Đền Thánh Hai

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 77)

8. Kết cấu của đề tài

3.1.2. Đền Thánh Hai

Đền Thánh Hai ngay bên phải đình làng. Đền đức Thánh Hai thờ Lôi Công Đại Vương tức tướng quân Cao Lôi thời Hai Bà Trưng. Đền cũ làm theo kiểu tiền đao hậu đốc. Tiền đường làm nối liền với hai cung đệ nhị theo kiểu trùng thiềm. Lối kiến trúc này tạo nên sự trang nghiêm sâu thẳm về mặt không gian và sự nối tiếp thờ cúng nhiều tầng từ ngoài vào trong. Theo niên hiệu ghi trên xà nóc của đền thì chính cung tiền đao hậu đốc kiểu kiến trúc thời Lê, làm ngày 11 tháng 9 năm Kỷ Mùi thời Lê Vĩnh Trị năm thứ tư (1679). Đến đời Tây Sơn, Bảo Hưng năm thứ nhất (1801) đã tu sửa. Hai cung ngoài làm năm Thành Thái (1903) và được tôn tạo đời Bảo Đại (1931). Cung chính có ba gian dọc, có nhiều dấu vết nghệ thuật kiến trúc đời Lê, đặc biệt cửa mặt tiền, từ nóc đến cửa đều chạm bong và chạm lộng một ổ rồng uốn lượn gồm năm con uốn khúc đối xứng trong mây hỏa đao, xen kẽ có chín con nghê và ba con sóc, phối cảnh đẹp và hợp lý, nét chạm khắc tinh tế, hình tượng rồng, nghê, sóc sống động, thể hiện trình độ điêu luyện của nghệ thuật điêu khắc đời Lê thế kỷ XVII. Chính cung đặt ngai thờ và sắc của Lôi Công Đại Vương. Cỗ ngai đại chạm rồng dài uốn khúc trong vân mây hỏa đao, nghệ thuật đời Lê thế kỷ XVIII. Đền có nhiều câu đối do phường hội cung tiến. Trong đó có đôi câu đối đặt trên bệ là hai khóm trúc chạm khắc tinh xảo.

79

Vạn cổ Cấm Khê truyền thắng tích Thiên thu Vĩnh Lại lẫm thần uy.

(Muôn thuở Cấm Khê truyền thánh tích Ngàn năm Vĩnh Lại sáng thần uy).

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 77)