Tuổi trung niên và tuổi già

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 125)

8. Kết cấu của đề tài

4.4.3 Tuổi trung niên và tuổi già

Sau khi đã làm lễ vào làng, muốn có chỗ ở chốn đình chung thì phải làm lễ vọng quan viên, lễ vật rất đơn giản gồm một trăm miếng trầu, một chai rượu và ba đồng bạc nộp cho làng. Từ sau khi làm lễ, người này được chính thức tham gia bàn bạc công việc của làng. Còn nếu muốn có chức danh, muốn được ngồi mâm trên phải mua các chức nhiêu, xã rồi phó lý, lý trưởng... tùy theo thứ bậc mà phải nộp cho làng số tiền theo quy định. Sau khi mua chức rồi thì phải khao quan viên, chức dịch, phe giáp, tức là phải làm cỗ mời các thành viên đến chứng giám, vì có khát vọng mới được mọi người gọi theo chức danh, mới được hưởng lệ làng và miễn phu phen tạp dịch. Chẳng hạn như làng Tiên Hào, người mua chức lý trưởng phải tổ chức bốn bữa để khao hàng tổng, khao lý dịch, khao quan viên và khao giáp, cũng vì thói “thích danh hơn lành áo” này mà nhiều người sạt nghiệp, phải bán ruộng, bán trâu... chỉ vì một góc chiếu giữa đình.

Lễ khánh lão thể hiện sự tôn trọng người già. Người Việt Nam vốn coi trọng người cao tuổi nên từ xa xưa các làng xã nơi đây đều tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ vào trước ngày lễ kỳ phúc của làng. Người 55 tuổi thì lên lão, người tròn 60,70, 80, 90 tuổi thì mừng thọ. Lễ vật yến lão thường có trầu, rượu, mâm xôi, con gà. Riêng làng Hồ có quy định cụ thể hơn, những người kháo lão 55 tuổi ngoài xôi, gà như các cụ chẵn 60 tuổi trở lên phải có thêm 3 con cá chép mổ bụng nướng chín vàng đều, giữ nguyên vây, vẩy rồi xếp đứng trên cũi mía ngang với gà và một mâm nem 40 chiếc buộc lạt đỏ, còn trầu rượu được định lệ rõ ràng. Người 55 tuổi gồm 20 miếng trầu và 4 bát rượu; 60 tuổi thì 20 miếng trầu và 3 bát rượu; 70 tuổi trở lên 20 miếng trầu và 2 bát rượu.

Lễ thánh xong, đại diện lý dịch, nhiêu hạng chúc mừng, mời trầu rượu các cụ và biếu lại mỗi cụ 3 miếng trầu gọi là trầu lưu phúc. Về nhà, con cháu lại mừng thọ cho các cụ. Nhà có điều kiện thì làm cỗ mời hàng xóm, nhà nghèo thì trầu nước mời dân làng. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc

127

với niềm mong ước các cụ mạnh khỏe, sống lâu hưởng nhiều phúc lộc và làm chỗ dựa cho con cháu.

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)