Khép kín vòng đời

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 126)

8. Kết cấu của đề tài

4.4.4. Khép kín vòng đời

Tục tang lễ, còn được gọi một cách uyển chuyển là “khép kín vòng đời”. Đó là tục lệ chung của các làng là khi có người qua đời, tùy theo điều kiện của tang chủ có thể mời làng, mời giáp hoặc mời họ làm tang lễ. Nếu mời làng thì mang trầu, rượu đến trình lý trưởng, lý trưởng cho mõ rao để chuẩn bị. Trường hợp này là của những người giàu có, còn thông thường là mời giáp. Tang chủ báo với ông lềnh họp giáp để thông báo kế hoạch, cắt cử người phụ trách từng công việc. Đám tang làng Cựu Hào có quy định là khiêng linh cữu 24 người, linh xa 5 người (1 người cầm lọng, 4 người khiêng); 5 người cầm cờ, 4 người đào huyệt, 3 người phụ trách trống (hai người khiêng, 1 người đánh) và 3 chấp hiệu. Số người đó do giáp cử, còn phường bát âm, phường trống do gia đình tang chủ tự lo liệu. Trong đám ma, làng nào cũng có tiền treo đầu đòn để biếu những người khiêng, người đào huyệt, người cầm cờ. Làng Cựu Hào có lệ đặt 4 bát nước trên 4 góc quan tài, nếu khiêng nước không tràn ra và lượn khéo qua các đoạn đường thì còn được thưởng.

Thủ tục, nghi lễ thì như thế nhưng về tình cảm và đạo lý thì đám tang là trách nhiệm của cả làng nên hầu như gia đình nào cùng tham dự buổi lễ đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Ở làng Si, việc này đã thành lệ, trong làng có đám tang thì cả làng không ai đi làm mà đến đưa đám, đưa xong tang mới tiếp tục công việc của mình. Hơn nữa, khi làng nào có tang thì làng đó không có cỗ bàn, tổ chức tiệc tùng gì cả. Đến ba ngày khi tang chủ đắp xong mộ cho người quá cố và làm cơm cúng, thì cũng là dịp tang chủ cảm ơn anh em, họ hàng, làng xóm.

Từ lúc mất đến 49 ngày, cứ mỗi ngày hai bữa gia đình dâng cơm cúng, thường là bát cơm và quả trứng. Ngày thứ 49, linh hồn người chết sẽ siêu thoát, gia đình làm cơm cúng, có khi còn làm lễ đưa linh hồn vào chùa để nương nhờ cửa Phật. Sau đó cúng 100 ngày, đất bội vào rằm tháng 7, giỗ đầu, giỗ cất khăn tang. Hàng năm, cứ vào ngày mất, gia đình làm giỗ để tưởng nhớ người đã khuất.

Nhìn chung, phong tục tập quán của nhân dân các làng xã ở vùng chiêm trũng này vẫn mang những nét chung của các làng xã vùng đồng bằng sông Hồng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, văn hóa dòng họ được đề cao; có những sinh hoạt

128

văn hóa ở phạm vi làng xã gắn với chu trình sống và sản xuất... Tuy nhiên, phong tục tập quán trong các làng xã nơi đây vẫn có những nét đặc sắc riêng, tạo nên sự khác biệt và vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Đây là vốn văn hóa truyền thống văn hóa quý báu mà nhân dân vùng trũng này vẫn đang ngày ngày gìn giữ.

Tiểu kết chƣơng 4

Người dân vùng chiêm trũng huyện Vụ Bản vốn có truyền thống ham học và vượt khó. Nơi đây cũng là một trong những cái nôi sản sinh, đào luyện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đời nào cũng có những tấm gương sáng về mặt học thuật. Có nhiều làng là những làng khoa cử như làng An Cự xã Đại An, làng Cao Phương xã Liên Bảo, làng An Thái xã Kim Thái, làng Vân Bảng xã Liên Minh, làng Hiển Khánh… Riêng ở xã Vĩnh Hào có họ Nguyễn làng Cựu Hào được gọi là một gia đình danh gia vọng tộc, có lò học làng Si nổi tiếng trong huyện, với nhiều người đỗ đạt trong thời phong kiến. Tuy nhiên, so với một số làng khoa cử ở dồng bằng Bắc bộ thì nơi đây vẫn còn khá khiêm tốn.

Các làng xã Vĩnh Hào có đời sống văn hóa tâm linh khá phong phú. Đó là sự hòa quyện giữa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với tín ngưỡng thờ thành Hoàng, tín ngưỡng thờ Thần, tín ngưỡng thờ Mẫu cùng với các tôn giáo ngoại nhập như Đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão và Thiên chúa giáo. Tuy nhiên diện mạo tôn giáo nơi đây rất ổn định, nhân dân sống hòa thuận, mến khách và rất lịch sự trong giao tiếp. Ngày nay, chính quyền địa phương cũng rất quan tâm tới việc tu bổ, bảo tồn các công trình kiến trúc nhằm phục vụ cho nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Những lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp ở các làng xã này vẫn được giữ gìn và bỏ đi một số hủ tục trong đám cưới và đám ma đã được bỏ bớt, phát huy văn hóa dòng họ, tạo dựng lối sống văn minh. Tuy nhiên, ngoài những phong tục tập quán tốt đẹp vẫn còn mang một số như trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không được đóng góp ý kiến trong các công việc chung, lấy chồng theo chồng, tổ chức theo truyền thống nam giới (Giáp) vẫn được duy trì.

Cũng như các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam ta, vùng trũng huyện Vụ Bản có sự thâm nhập của nhiều tôn giáo. Mỗi tôn giáo tuy có những hoạt động tín ngưỡng khác nhau, nhưng người dân nơi đây vẫn có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tạo nên sự đoàn kết, hài hòa, thân ái giữa các thành viên trong vùng và tạo điều kiện

129

giao lưu giữa các làng xã với nhau. Tất cả khiến cho không gian văn hóa ở đây càng thêm đa dạng.

Trên đây là những nét văn hóa tiêu biểu trong văn hóa phi vật thể (học hành, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán) của nhân dân Vĩnh Hào. Đó không chỉ là những đặc trưng của các làng xã này mà còn là những đặc trưng chung của các làng xã trong huyện Vụ Bản. Tuy nhiên ở đây vẫn còn giữ được khá đầy đủ những vốn văn hóa này, trong khi nhiều vùng khác đã bị thay đổi hoặc đang thay đổi do nền kinh tế thị trường, lối sống hiện đại.

Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, người dân nơi đây luôn có ý thức vấn tổ tầm tông. Các di tích lịch sử văn hóa cũng khá đa dạng và theo đó là những lễ hội, sinh hoạt tín ngưỡng cũng rất đa dạng. Thể hiện bằng một loạt các hoạt động sinh hoạt cúng tế, lễ hội hàng năm với mục đích ôn lại truyền thống quê hương và tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai phá, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Trong tiến trình lịch sử và vận hành của xã hội, vùng đất cực nam huyện Vụ Bản này cũng có nhiều bước chuyển mình, cố gắng vương lên theo kịp thời đại. Tuy nhiên, người dân nơi đây với truyền thống yêu quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn, trân trọng những giá trị tinh thần mà cha ông để lại, họ vẫn giữ được những nét đặc trưng truyền thống của miền quê Việt Nam và đây chính là một trong những địa chỉ tin cậy cho công tác nghiên cứu khu vực học, văn hóa học Việt Nam.

Trước làn sóng của nền kinh tế thị trường, kinh tế, xã hội cũng như nếp nghĩ của người dân nơi đây cũng không thể không chịu tác động mạnh mẽ. Ngành nghề truyền thống cũng như dáng vẻ cổ kính của làng quê đã và đang bị mai một. Ngay cả những nếp sinh hoạt văn hóa của người dân cũng có những biến động rất lớn. Làm thế nào để vừa có thể theo kịp thời đại lại vừa có thể gìn giữ được bản sắc văn hóa quê hương, đó là nỗi trăn trở, cũng là bài toán đặt ra cho cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ở đây nói chung và những người làm công tác văn hóa nói riêng.

130

KẾT LUẬN

1. Vùng trũng phía nam huyện này chịu tác động của nhiều yếu tố địa lí và lịch sử. Quá trình bồi đắp nên vùng dân cư này chịu tác động của biển mà cổ nhân thường nói “Côi Sơn là hải khẩu” đã khiến cho vùng đất này thuộc vào vùng trũng, một năm chỉ có thể gieo trồng một vụ lúa. Không gian văn hóa này lại chia ra năm đơn vị nhỏ hơn là năm làng: làng Si, làng Đại, làng Hồ Sen, làng Cựu và làng Tiên, mỗi làng có những đặc trưng riêng song lại thống nhất với nhau trong cộng đồng xã.

2. Người dân nơi đây trải qua quá trình xây dựng và phát triển quê hương của mình đã phát huy truyền thống vượt khó, tìm và truyền nghề phụ cho nhau để góp phần tạo nên kinh tế và tranh thủ thời gian lao động nhàn rỗi cũng như các đối tượng lao động. Nghề phụ có lịch sử lâu đời nhất và ảnh hưởng sâu sắc nhất ở miền quê này là nghề mây tre đan mà nổi bật nhất là làng Si với nghề đan cót, làng Tiên với nghề đan gối, ghế mây, làng Hồ với nghề đan gầu, nong nia. Nghề phụ ở đây vốn có tính chất chuyên môn hóa theo từng làng và sự kết hợp của nhiều làng đã tạo nên một thị trường cung cầu vật dụng cần thiết cho đời sống sản xuất và tiêu dùng của địa phương trong suốt một thời gian dài khi chưa có sự can thiệp sâu của hàng công nghiệp và nền sản xuất bằng máy. Chính tính chất đa dạng của làng nghề ở đây đã góp phần giải quyết phần không nhỏ kinh tế gia đình và cải thiện diện mạo địa phương, gắn kết con người với con người hơn trong sinh hoạt cộng đồng. Nghề phụ sở dĩ xuất hiện, không thể không nói đến công lao của các bậc Tổ sư của nghề. Truyền thống uống nước nhớ nguồn, tưởng nhớ đến những vị Tổ sư của nghề cũng như ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc để lại dấu tích nơi đây cùng với sự ảnh hưởng của các tôn giáo khác nhau, tiêu biểu là đạo Phật, đạo Nho và đạo Thiên chúa đã hội hợp thành một không gian văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc tín ngưỡng, với nhiều hoạt động lễ hội trong năm.

3. Vùng trũng này cũng như các địa phương khác trên lãnh thổ Việt Nam, chịu nhiều thăng trầm của lịch sử, dấu ấn của quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông cũng lưu lại ở nơi đây. Bằng chứng là những di tích lịch sử, đền chùa, miếu mạo, cùng với những kiến trúc truyền thống đã tạo nên vẻ cổ kính của nó tiêu biểu cho làng quê Việt Nam với cây đa, giếng nước, mái đình.

131

4. Người dân vùng trũng phía nam huyện Vụ Bản luôn luôn phát huy truyền thống của quê hương, yêu lao động, cần cù sáng tạo và ham học. Có thể nói, đây cũng là một trong những đất học tiêu biểu cho huyện Vụ Bản và tỉnh Nam Định, đời nào cũng có những tấm gương học giỏi, sáng tạo, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Những tấm gương của các cụ Phạm Đình Kính, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Sỹ Ước xưa mãi mãi là tấm gương sáng, niềm tự hào của vùng quê nghèo mà không hèn này.

5. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, vật đổi sao dời, không gian văn hóa vùng trũng này cũng có nhiều thay đổi, tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống và vẻ cổ kính của làng quê vẫn được quan tâm duy trì, gìn giữ cho con cháu. Sự phát triển của làng quê ở đây là xu thế tất yếu của lịch sử. Đặc biệt về mặt kinh tế, từ một vụ cấy trồng phát triển lên hai vụ trong năm là một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của người dân nơi đây. Các ngành nghề thủ công cũng được cải tiến, chuyển hướng và phát triển để đáp ứng nhu cầu mới của đời sống.

6. Đứng trước yêu cầu mới và thử thách của thời đại, vùng trũng huyện Vụ Bản cũng như bao làng quê khác của Việt Nam nói chung và Vụ Bản nói riêng đang phải cố gắng vươn lên phát triển và hoàn thiện bằng cách chuyển đổi sang một số ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường, dần xuất hiện những công ty chuyên buôn bán sản xuất những mặt hàng mây tre đan, tạo điều kiện thu hút lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên sự quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề cho các làng xã vùng trũng này, đó là việc mai một một số ngành nghề thủ công vốn là nghề phụ, đã từng mang lại nguồn thu nhập cho người dân đạo phương; sự ô nhiễm môi trường bởi quá trình ngâm nguyên liệu, sử dụng chất tạo màu công nghiệp... làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân. Những vấn đề này đã và đang được các cấp chính quyền địa phương quan tâm bằng nhiều biện pháp khác nhau như xây dựng những khu vực sản xuất tập trung để tiện cho việc xử lý rác thải, nước thải; mở rộng thị trường xuất khẩu... làm cho diện mạo của vùng quê này có nhiều khởi sắc.

7. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của các làng xã Vĩnh Hào, chúng ta thấy được sự thay đổi của các làng xã hiện nay. Nằm trong vùng trũng không được phù sa bồi đắp hàng năm, với nghề chính là nghề nông trồng lúa với kỹ thuật

132

canh tác giản đơn, năng suất lúa thấp, đời sống nhân dân khó khăn. Đến nay bộ mặt làng quê này đã có nhiều thay đổi do sự nỗ lực của người dân địa phương, do sự lãnh đạo của chính quyền khiến đời sống nhân dân ngày một khá hơn. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể các làng xã Vĩnh Hào cũng đang đững trước nhiều thách thức, đặc biệt là với các làng nghề như ô nhiễm môi trường, nguồn nguyên liệu, tìm hướng đi cho sản phẩm, làm thế nào để người dân không thờ ơ với nghề… là vấn đề đáng quan tâm với những người quản lý.

8. Nghiên cứu không gian văn hóa nói chung, không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản này nói riêng là một trong những cách tìm về với ngọn nguồn văn hóa truyền thống, tìm ra những nét riêng độc đáo của từng địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã hết sức cố gắng để tìm hiểu, đi sâu khai thác tài liệu, nhằm đạt được mục đích của luận văn. Tuy nhiên, do nhiều tài liệu đã bị mất mát hoặc không có như tài liệu về chế độ ruộng đất, dân cư; do thời gian nghiên cứu và trình độ có hạn nên luận văn của chúng tôi khó tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô và những người quan tâm đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thiện đề tài này.

133

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2006

2. Trần Lê Bảo, Khu vực học và nhâp môn Việt Nam học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009

3. Trần Lâm Biền, Một con đường tiếp cận lịch sử, Trần Lâm Biền, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2000

4. Trần Lâm Biền, Đồ thờ trong di tích của người Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2003

5. Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa, Việt Anh, Trạng Nguyên, Tiến Sĩ, Hương Cống Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001

6. Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008

7. Phan Đại Doãn chủ biên, Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong

lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994

8. Phan Đại Doãn, Làng xã Việt Nam – một số vấn đề kinh tế văn hóa xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010

9. Trần Mỹ Giống, Các nhà khoa bảng Nam Định thời phong kiến, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Định, Nam Định, 2009

10. Gourou pierre, Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, Bản dịch Nguyễn Khắc Đam, Tp Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, 2003

11. Hạnh Hằng, Lễ tục hàng năm và phong tục thờ cúng của người Việt, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2005

12. Thu Hiền,Làng nghề truyền thống ở Nam Định. Từ quá khứ hướng về tương lai

2004. - Số 9. - Tr.45-47.- Di sản văn hoá

13. Diệp Đình Hoa chủ biên, Tìm hiểu làng Việt, Hà Nội, Khoa học xã hội, 1990 14. Diệp Đình Hoa, Người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội, Khoa học xã hội,

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 126)