Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 62)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Nông nghiệp

2.3.1.1. Ngành trồng trọt

Cùng với nhiều địa phương khác trong cả nước, từ khi có Đảng lãnh đạo, cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi. Những mương chìm, máng nổi, bờ vùng, bờ thửa được đào đắp, chia đồng ruộng thàng từng vùng, từng thửa, rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nước, chăm bón và thu hoạch. Đặc biệt là khi trạm bơm Cốc Thành được xây dựng thì đồng đất nơi đây thoát hẳn khỏi cảnh “chiêm khê mùa thối”, cánh đồng một vụ xưa kia đã biến thành, hai ba vụ. Các giống lúa có năng suất cao, chịu được sâu bệnh được đưa vào, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng... đã đưa năng suất lúa từ 60 -70kg/sào/ năm lên hơn 200kg/sào/vụ. Năm 1988, năng suất lúa chiêm đạt 130kg/sào, lúa mùa đạt 97kg/sào, ngô vụ đông trồng 150 mẫu đạt sản lượng quy ra thóc là 100 tấn, đưa sản lượng cả năm đạt 2450 tấn, gấp rưỡi năm 1976. Năm 1989, tổng sản lượng lương thực đạt 2640 tấn. Bình quân lương thực tính theo đầu người năm 1987 là 420kg, đến năm 1989 đã tăng lên 520kg. Năm 1992, Hợp tác xã Vĩnh Hào đã cấp I hóa giống lúa với 80% và năm sau đạt 100% trong đó 25% là giống thuần chủng. Ngoài tăng diện tích cây 2 vụ lúa

64

(1987 có 961 mẫu, năm 1993 lên 1180 mẫu), nhân dân địa phương còn tận dụng hơn 100 mẫu mạ chiêm và thùng đào đưa vào canh tác. Ngô và rau lang vụ đông tăng diện tích. Năm 1991, lang đông trồng 180 mẫu, năng suất là 300kg/sào, là vụ đông thắng lợi nhất, năng suất lúa tiếp tục tăng. Năm 1992 đạt 8,5 tấn/ha. Năm 1995 tuy gặp thiên tai nhưng vẫn đạt 8,3 tấn/ha, tăng 23,5% so với năm 1989. Về sản lượng năm 1990 là 2500 tấn, năm 1995 là 3152 tấn. Năm 1993, bình quân lương thực đạt 686kg/năm.

Do nằm sát kề với trạm bơm sông Chanh, có sông Chanh đi qua xã dài 2,2km, đây là sông phân phối, điều tiết nước của xã và các xã khác trong huyện.Vì vậy việc tưới tiêu nước trên địa bàn luôn được chủ động.

TT Hạng mục

Hiện trạng

Dài (m) B – Đáy Loại kênh

1 Kênh tưới 646 2 Kênh N8 – 1 173 1,2 Đất 3 Kênh N8 – 8 171 1,2 Đất 4 Kênh N6 – 13 134 1,15 Đất 5 Kênh N6 – 10 168 1,1 Đất 6 Kênh tiêu 10610 7 Kênh C27 – 2 900 2 Đất 8 Kênh C27 – 4 420 1,5 Đất 9 Kênh C27 -4a 220 1,3 Đất 10 Kênh C27 – 6 500 1,5 Đất 11 Kênh C27 – 8 610 1,5 Đất 12 Kênh C27 – 10 600 1,5 Đất 13 Kênh C28 – 12 610 1,5 Đất 14 Kênh C25 a – 1 700 1,5 Đất

65

Cống

TT Tên cống Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Hiện trạng

1 Cống Cửa chùa 2 2 Xấu

2 Cống Sáng 3,2 2,8 Xấu

3 Cống Miễu 3 1,2 Xấu

4 Cống Tía 5 100 Xấu

5 Mậu Điền 8 70 Xấu

6 Bà Cư 8 70 Trung bình

7 Cửa C25 6 70 Trung bình

Bảng 2.2: Hệ thống đường cống ở Vĩnh Hào năm 2010

Cầu

TT Tên cầu Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Hiện trạng

1 Cầu Hạ Vạn 5 3,5 Tốt

2 Cầu Si 36 3,3 Xấu

3 Cầu Hợp Nhất-Vĩnh Tiên 40 2,8 Xấu

4 Cầu Hợp Nhất –Hồ Cựu 4 2,8 Trung bình

5 Cầu Hòa Bình 15 1,2 Xấu

6 Cầu Đấu 15 3 Trung bình

7 Cầu Ông Cải 13 1,2 Tốt

Bảng 2.3: Hệ thống đường cầu ở Vĩnh Hào năm 2010

Trạm bơm

Hiện nay toàn xã Vĩnh Hào có 6 trạm bơm với tổng công suất là 6800m3. Với hệ thống thủy lợi hiện có cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản suất và sinh hoạt cho nhân dân nhưng hiệu suất phục vụ còn thấp.

66

Tên trạm bơm Công suất (m3/h) Hiện trạng

Đại Lại 1000 Trung bình

Tiên Hào 1000 Trung bình

Hồ Sen 1500 Trung bình

Cựu Hào 1000 Trung bình

Cổng Chốt 1000 Trung bình

Ba xã 1500 Trung bình

Bảng 2.4: Hệ thống trạm bơm ở Vĩnh Hào năm 2010

Cơ cấu giống lúa đã có nhiều thay đổi, việc khoanh vùng cho từng loại cây trồng đã phát huy hiệu quả, cụ thể vụ chiêm xuân cơ cấu giống lúa lai chiếm 70%, chủ yếu tập trung vào trà lúa vụ sớm đã phát huy hiệu quả với các giống Nhị ưu 903, tạp giao BC15, Nhị ưu 838… Diện tích còn lại gồm các giống lúa thuần và lúa chất lượng cao như Bắc Thơm số 7, Khang dân 18… chiếm 30% diện tích.

Rau đậu: sản lượng rau đậu hàng năm đủ cung cấp tại chỗ cho nhân dân trong xã. Khả năng mở rộng diện tích rau đậu còn lớn. Các giống cây màu tập trung chủ yếu là các loại cây có chất lượng cao như cây lạc giống Trạm dầu, Xám dầu 30, đậu tương DT84, ngô nếp, ngô lai beoxit…

Biểu đồ 2.1 Năng suất lúa bình quân qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 Nguồn: HTX nông nghiệp Vĩnh Hào)

67

Biểu đồ 2.2:Tổng sản lượng lúa năm 2006, 2007, 2008, 2009 tại HTX nông nghiệp Vĩnh Hào (Nguồn: HTX nông nghiệp Vĩnh Hào năm 2011)

0 20 40 60 80 100 120 140 160

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Diện tích cây màu vụ đông (mẫu)

Biểu đồ 2.3: Diện tích cây màu vụ đông qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 (Nguồn: HTX nông nghiệp Vĩnh Hào năm 2011)

2.3.1.2. Ngành chăn nuôi

Những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh và giá cả thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuốc phòng bệnh ngày càng cao cùng với việc chuyển dịch cơ

68

cấu kinh tế ngành nông nghiệp còn chậm, nên kết quả ngành chăn nuôi không tăng trưởng, do vậy đàn gia súc gia cầm thường xuyên có biến động. Về hình thức và quy mô chăn nuôi trên địa bàn xã chưa có nhiều các trang trại, gia trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp mà chủ yếu là hình thức chăn nuôi gia đình, các trang trại nhỏ. Những năm gần đây trên địa bàn toàn xã, ngành chăn nuôi giảm cả về quy mô tổng đàn các loại gia súc, gia cầm và sản lượng.

Biểu đồ 2.4:Kết quả ngành chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010 xã Vĩnh Hào (Nguồn: HTX nông nghiệp Vĩnh Hào)

2.3.1.3. Nuôi trồng thủy sản

Hiện tại trong xã có 6 tiểu trang trại nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích là 37,8 ha, so với năm 2006 tăng 20,98 ha. Diện tích chuyển đổi giai đoạn 1 là 1,6ha sang nuôi trồng thủy sản và dự kiến đến năm 2015 đưa diện tích nuôi trồng thủy sản lên 29 ha.

69

Biểu đồ 2.5: Kết quả nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006 – 2010 xã Vĩnh Hào

70

(Nguồn hợp tác xã Vĩnh Hào năm 2011)

2.3.2. Các nghề thủ công cổ truyền

Biểu đồ 2.7: Tổng thu nhập từ các ngành nghề thủ công cổ truyền năm 1990, 1992, 1993 (Nguồn, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hào, năm 2006)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Theo số liệu của Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Hào, toàn xã có 1083 cơ sở ngành nghề nông thôn. Trong đó có 1112 hộ tham gia và thu hút được 2238 lao động. Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn là 20414 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân ngành nghề lao động nông thôn là 9,12 triệu đồng/năm. Trong xã có 5 làng nghề, trong đó có 4 làng nghề thủ công truyền thống.

71 TT Tên ngành nghề Hộ sản xuất Cơ sở sản xuất Lao động (ngƣời) Tổng thu nhập (triệu đồng/năm) Thu nhập bình quân/ ngƣời (triệu đồng/năm) 1 Cơ khí 25 25 60 1200 20 2 Đồ gỗ 25 25 70 1400 20 3 Sơn mài 8 8 150 2250 15 4 Vật liệu xây dựng 6 6 30 480 16 5 Chế biến lương thực 25 25 25 500 20 6 Chế biến thực phẩm 16 16 32 960 30 7 May 4 4 110 1320 12 8 Dịch vụ buôn bán 70 40 110 1650 15

9 Mây tre đan 943 934 1401 5604 4

10 Xây dựng, xuất khẩu

lao động, tự do 250 5000 20

Bảng 2.5: Thống kê hiện trạng các ngành sản xuất ở Vĩnh Hào năm 2010

72

Biểu đồ 2.8: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 (Nguồn: hợp tác xã Vĩnh Hào năm 2011)

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế xã Vĩnh Hào giai đoạn 2006 – 2010

TT Doanh nghiệp Mặt hàng kinh doanh Vốn điều lệ

(VNĐ)

1

Doanh nghiệp tư nhân Đức Bính – làng Đại Lại

Sản xuất, mua bán hàng tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ mây tre, đan, nứa, ghép, chắp xuất khẩu. Dạy nghề may. May mặc xuất khẩu.

500,000,000

2

Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Hải – làng Tiên Hào

Sản xuất, mua bán hàng mây tre nứa ghép, sơn mài, đồ mộc.

350,000,000

3 Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Sơn – làng Đại

Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm từ mỹ nghệ từ song, mây, tre, trúc

73 Lại

4

Công ty trách nhiệm hữu hạn sơn mài Sơn Thủy – làng Hồ Sen

Sản xuất hàng mây tre nứa, sơn mài xuất khẩu

150,000,000

Bảng 2.6: Thống kê các doanh nghiệp trên địa bàn xã Vĩnh Hào (Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định năm 2010)

Mặc dù, những năm gần đây đời sống kinh tế nhân dân các làng xã nơi đây đã có nhiều tiến bộ nhưng lại đặt ra nhiều vấn đề với văn hóa vùng chiêm trũng này như các nghề thủ công bị mai một vì không có nhu cầu của thị trường, nguyên liệu đắt đỏ và không có người làm. Chẳng hạn như làng Hồ Sen ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có nghề phụ là đan gầu sòng, gầu dây, nong nia theo tương truyền là có từ đời Lý. Ngoài phục vụ chủ yếu cho các làng xung quanh và bán sang các vùng lân cận của huyện Vụ Bản. Trước đây, các lái buôn thường về đây mua hàng với số lượng lớn để bán ở các chợ như chợ Hầu, chợ Si, chợ Dần... Đôi khi còn không có hàng để bán bởi nhu cầu những loại gầu này rất nhiều nhằm phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu của hầu hết các vùng chiêm trũng trong huyện. Những loại gầu này rất thích hợp và có khả năng linh hoạt cao với nhiều chân ruộng. Tuy nhiên, do quá trình cơ khí hóa trong nông nghiệp, những trạm bơm, máy bơm, đường mương máng dẫn nước vào đồng ruộng được bê tông hóa, khiến việc tưới tiêu nước rất thuận lợi. Trong bối cảnh đó, nghề đan gầu đứng trước nguy cơ bị mai một vì không có thị trường tiêu thụ. Những nghề đan lát khác như nong nia dần sàng cũng nằm trong tình trạng đó.

Nghề đan cót đã xuất hiện ở làng Si vào thế kỷ XVII. Giống như làng nghề đan nong nia ở làng Hồ, làng Si nổi tiếng khắp vùng Thiên Bản với nghề đan cót. Tuy chỉ được coi là một nghề phụ tại các gia đình nhưng lại mang lại nguồn thu nhập khá đáng kể, nhất là vào các vụ thu hoạch lúa của huyện. Đây là một nghề khá đơn giản nên mọi đối tượng từ già đến trẻ đều có thể làm được. Tuy nhiên vẫn phải cần sự khéo léo và cần cù. Những cây nứa mua từ trên rừng về, ngâm kỹ trong nước rồi được chặt thành từng ống, chẻ ra với cỡ 2cm và chẻ tiếp thành nan mỏng. Chẻ nan là khâu khó nhất, sao cho mỏng đều, không giập, xơ. Những chiếc nan cạnh sắc có cật phải được gại vào lưỡi dao cho đỡ sắc để lúc đan không bị đứt tay. Nan được

74

phơi khô rồi mới đan thành cót. Loại cót phổ biến là cót nong, có chiều dài 3- 4m, rộng 0,8m, trước kia thường dùng để quây thóc. Tiếp đó là cót nia, dài 2,8m, rộng 0,6m. Vì có cái nong hoặc cái nia đặt dưới rồi quây cót vòng tròn xung quanh để chứa thóc nên gọi tên là cót nong, cót nia. Loại nhỏ hơn (2m x 0,4m) gọi là cót thúng, dùng quây thúng chứa hàng. Loại nhỏ nhất là áo cối dùng quây cối xay lúa bằng tay. Cuộc sống phát triển, nghề nông được cơ khí hóa, thóc lúa không còn phải chứa bằng cót, gạo không xay giã bằng cối nữa nên cót cũng không còn vị trí quan trọng như trước đối với người nông dân.

Cùng với tiến bộ xã hội, cơ khí, máy móc được vận dụng vào đời sống của người dân nông thôn. Khi sản phẩm cót ép ra đời, người ta dùng cót thường để làm cót ép, sử dụng khá rộng rãi trong đời sống như làm cánh cửa, trần nhà, vách nhà tạm, lán trại... Gần đây, các công trình xây dựng thường dùng cót để trải dưới mặt cốp pha, sau đó đổ bê tông trần nhà. Nghĩa là trong suốt nhiều thế kỷ, lá cót trở thành vật dụng thân thuộc, đóng góp tích cực vào đời sống mọi tầng lớp nhân dân lao động. Chỉ có điều, nghề đan cót, gầu tát nước thu nhập thấp, hơn nữa xã hội tiến dần lên văn minh hiện đại, nghề đan cót cũng dần dần thu hẹp lại, phát triển nhỏ lẻ tại các gia đình trong làng. Tuy không phải là nghề chính của địa phương nhưng những sản phẩm này cũng tạo nên đặc trưng văn hóa cho làng xã. Nghề phụ này không còn mang lại cho người dân nơi đây thu nhập như trước nên họ đã tìm cách chuyển từ nghề đan lát sang nghề làm sơn mài, hình thành nên những doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất và kinh doanh mặt hàng này, góp phần thu hút những lực lượng lao động nông nhàn ở địa phương, tăng thu nhập cho họ, đồng thời cải thiện diện mạo nông thôn.

Tiểu kết chƣơng 2

Như vậy, do điều kiện tự nhiên nên nghề chính của nhân dân Vĩnh Hào vẫn là nghề nông trồng lúa nước, với kỹ thuật canh tác chữa được hiện đại hóa, vẫn phụ thuộc vào sức người là chủ yếu. Hệ thống thủy lợi còn lạc hậu, chưa được hiện đại hóa. Tuy nhiên so với những thập kỷ trước, năng suất đã tăng lên khá cao, không còn cảnh đói kém, đời sống nhân dân được cải thiện. So với các xã khác trong huyện Vụ Bản, các làng xã Vĩnh Hào có địa hình trũng hơn nên chỉ phát triển nghề nông trồng lúa nước mà ít có khả năng mở rộng diện tích trồng rau mà và phát triển

75

thành kinh tế hàng hóa như các xã Thành Lợi, Cộng Hòa. Tuy nhiên, nhân dân địa phưỡng cũng đã tìm đến với những nghề thủ công và trở thành nghề phụ, tận dụng khoảng thời gian nông nhàn mang lại thu nhập cho họ như nghề đan cót, nghề làm gối mây, nghề đan gầu, nong nia, nghề sơn mài. Những nghề vàoznhững thập niên 90 rất phát triển nhưng đến nay đang tạm trầm xuống bởi không có đơn đặt hàng, người dân chỉ làm chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ và bán lẻ cho các vùng xung quanh. Hơn nữa, giá nguyên liệu cho các ngành này tương đối cao, trừ chi phí thì người làm không có lãi nên người làm càng ít đi. Nguồn nguyên liệu cho các ngành mây tre đan chủ yếu lấy từ bên làng nghề sơn mài Cát Đằng (huyện Ý Yên) nhưng đến nay cũng rất ít nguyên liệu do nghề sơn mài cũng không được ưa chuộng như trước. Chính vì lý do đó mà các làng nghề đang đứng trước rất nhiều thách thức. Các làng nghề ở huyện Ý Yên so với các làng nghề trong huyện Vụ Bản lớn hơn cả về quy mô và chất lượng hơn. Các làng này có làng nghề lâu đời, được đầu tư phát triển nên đến nay vẫn thu hút được rất nhiều lao động tại chỗ. Các làng nghề ở Vĩnh Hào mang đặc điểm rất nổi bật của các làng nghề ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, đó là làng nào cũng có một vài nghề thủ công, sản suất ra các mặt hàng thiết yếu, trước hết là phục vụ cho nhu cầu cơ bản, thường xuyên của cả xã. Sự phân công nghề nghiệp mang tính chất tự nhiên, tự phát. Ở các làng xã Vĩnh Hào cũng có hiện tượng gần như trái ngược nhau giống như nhiều làng xã khác mà GS. Nguyễn Quang Ngọc có nhắc tới. Đó là trong một làng có khi kiêm nhiều nghề và có khi một làng chỉ có một nghề. Chẳng hạn như làng Si có cả nghề đan cót, nghề làm sơn mài, nghề thầy thuốc, làm gầu dây, nong nia; lại có làng chỉ có một nghề duy nhất như làng Tiên Hào chuyên làm gối mây, làng Hồ Sen chỉ làm nguyên gầu dây và nong nia. Hiện nay, các làng lại xảy ra hiện tượng tự phát là khi có nhu cầu cần mặt

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)