Lễ tiết trong phạm vi gia đình

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 113)

8. Kết cấu của đề tài

4.3.1.Lễ tiết trong phạm vi gia đình

Theo chu kỳ của một năm, lễ tiết của các gia đình cũng được tiến hành theo lệ chung của làng nhưng vẫn có những nét riêng. Lễ tiết được chia ra theo các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Cụ thể như sau:

Theo chu kỳ của một năm, lễ tiết của các gia đình cũng được tiến hành theo lệ chung của làng nhưng vẫn có những nét riêng.

115

Lễ giao thừa: đúng vào lúc giao nhau giữa năm cũ và năm mới, các gia đình bày lễ trên bàn thờ cúng gia tiên và đón năm mới, Lễ vật gồm bánh chưng, bánh ngọt, trái cây, xôi, gà. Mỗi gia đình thường chỉ có một người ở lại trông nhà, còn lại thì ra đền chùa thắp hương, hái lộc rồi về cúng ở nhà. Lễ xong cả nhà quây quần hưởng lộc xong rồi mới đi ngủ.

Từ xưa đến nay, nhân dân nơi đây vẫn giữ lệ xông nhà. Có gia đình thì người đi hái lộc về chính là người xông nhà. Có người thì đúng vào gia thừa một người mang một chiếc hũ hay lọ ra giếng làng múc đầy nước đưa về để ở buồng thay cho việc xông nhà, ý muốn nói là năm mới làm ăn phát đạt, của cải như nước. Có người thì mời người hợp tuổi với gia chủ, tính tình hiền lành, làm ăn chắc chắn, phát đạt đến xông nhà vào hôm mùng 1 Tết.

Theo phong tục của người Việt Nam thì Tết Nguyên Đán vẫn chủ yếu diễn ra trong ba ngày: mùng 1, mùng hai và mùng 3. Trong ba ngày này gai đình nào cũng làm cơm cúng tổ tiên ngày hai bữa còn đèn hương thì thắp suốt ngày đêm.

Ngày đầu tiên của năm mới, sau khi cơm nước, các gia đình thường tập trung về nhà bác trưởng thắp hương tổ tiên, chúc mừng ông bà, bố mẹ. Lễ vật thường là đồng bánh chưng, chi rượu hoặc đĩa trầu, sau đó đến nhà thờ họ, lễ họ ngoại và chúc tết các gia đình anh em thúc bá, hàng xóm láng giềng. Ở xóm Cồn Dâu làng Cựu Hào trước đây còn có tục lệ “đội cỗ”. Sáng mùng 1 mỗi gia đình nhỏ đều làm mâm cỗ thịnh soạn đội đến nhà bác trưởng để cúng, sau đó hạ cỗ, cả gia đình lớn cùng hưởng lộc. Mùng hai tết đi quê ngoại, mùng ba đi hội đồng môn và đi chúc tết các thầy cô giáo. Sau ba này tết, các gia đình đều làm lễ hóa vàng “đưa chân các cụ” và kết thúc ba Tết. Đây cũng là dịp anh em bè gặp gỡ, thắt chặt thêm tình cảm đoàn kết và gắn bó.

Sau Tết Nguyên đán là đến Rằm tháng Giêng, tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ... đến lễ tất niên đều được các gia đình chuẩn bị khá chu đáo, thể hiện lòng thành kính ông bà tổ tiên, cầu mong sức khỏe, mùa màng bội thu. Đây cũng là khoảng thời gian để mọi người quây quần đoàn tụ, góp phần gìn giữ những nét đẹp văn hóa trong gia đình.

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 113)