Từ sơ sinh đến trước tuổi trưởng thành

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 120)

8. Kết cấu của đề tài

4.4.1. Từ sơ sinh đến trước tuổi trưởng thành

Tuổi sơ sinh – lễ đầy cữ được tiến hành 7 ngày sau đối với con trai và chín ngày sau khi chào đời đối với con gái. Lễ này bố mẹ làm mâm cơm cúng tổ tiên, báo cáo với tổ tiên gia đình có thêm thành viên mới và tạ ơn 12 bà mụ, cầu mong cho các vị phù hộ cho em bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, bố mẹ đứa be mời ông bà, cô,cô, dì, chú, bác và bà đỡ đến dự với giua đình. Những người thân thường tặng quà cho đứa trẻ như vòng cổ, vòng tay, vòng chân... cũng thời gian nay mọi người đến thăm hỏi, chia vui và cho người mẹ chân giò hay chục trứng... để bồi dưỡng.

Tiếp theo là lễ vào họ: ngày việc họ đầu năm bố mẹ sắm lễ vật chủ yếu là trầu, rượu đến nhà thờ tổ xin cho cháu nhập họ. Trưởng tộc khấn tổ tiên và ghi tên và sổ họ. Tục lệ này trước đây chỉ được tiến hành với con trai, nay được tiến hành với cả nam và nữ.

Sau đó là đến tục lệ ông bà ngoại đón cháu: khi cháu bé đầy tháng, ông bà ngoại đến thưa chuyện với ông bà nội đón hai mẹ con cháu sang chơi để ông bà ngoại cũng được chăm sóc cho hai mẹ con. Thời gian cháu sang chơi ông bà ngoại ít nhất là 1 tháng. Khi đi, bà nội hoặc bà ngoại lấy nhọ nồi bôi vào trán đứa bé, một

122

người bế cháu, một người cầm cành dâu đi trước xua đuổi tà ma để đứa trẻ khỏi bị quấy nhiễu. Tục lệ này vẫn được duy trì ở các làng xã.

Rồi tiếp đến là lễ đặt tên xấu hoặc bán khoán. Mộ số gia đình hiếm con, hoặc khi sinh ra đứa trẻ đó ốm yếu, quặt quẹo khó nuôi thì dân làn thường làm một trong hai cách sau: Một là đătj cho đứa bé đó một cái tên rất xấu để quỷ thần không để ý tới. Hai là bố mẹ đứa bé dâng lễ vật lên đền, chùa, miếu, điện thờ Đức Thánh Trần xin làm sớ bán khoán. Đứa trẻ được mang họ trần và đặt tên mới là con nuôi của ngài, được ngài che chở. Đến năm 13 tuổi gia đình làm lễ xin tháo khoán và tạ ơn.

Tiếp đến là tục đốt vía: đứa trẻ đang ăn chơi ngoan bỗng dưng bỏ bú, quấy khóc, dân làng thường cho là trẻ “phải vía”, tức là có người “nặng vía” vào chơi làm cho cháu bé sợ, do vậy phải đốt để xua vía xấu đi: đốt lửa lên rồi bẻ quả bồ kết vào, hoặc đốt thẻ hương cắm bên cạnh lò, đốt kèm theo một chiếc đũa đã được chẻ làm tư rồi bế đứa bé chao đi chao lại trên làm khói, vừa chao vừa nói “ vía lành thì ở, vía giữ thì đi”. Người ta cho rằng làm như vậy sẽ xua đuổi được vía giữ, đứa bé sẽ ăn ngon, ngủ yên.

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 120)