Đình làng Si

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 75)

8. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Đình làng Si

Làng Si có ngôi đình lớn làm theo kiểu chữ Nhị hướng Đông Nam, có sân rộng và tường bao quanh, phía trước là giếng tròn. Sân chia làm hai khu vực, sân gạch ngay trước đình, là nơi tổ chức tế lễ khi làng vào đám và sân đất là nơi tập luyện, biểu diễn võ thuật, thi vật, đấu võ. Đình có hai cung, giữa có sân hẹp. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địch đã ném bom làm hỏng tiền đình 5 gian nay tu sửa lại còn 3 gian. Tiền đình có xà chính ghi niên đại “Kỷ Tị niên tạo, kế Kỷ Dậu

77

niên tứ giáp trùng tu bái đường” (Năm Kỷ Tị - 1809 xây dựng, đến năm Kỷ Dậu – 1909 bốn giáp đã trùng tu bái đường, tức tiền đình). Trên nóc cũng ghi niên đại đã trùng tu năm Duy Tân thứ 3 (1909). Cung trong (hậu cung) ba gian. Đình có nhiều hoành phi câu đối ca ngợi thế đất đẹp của làng, nơi dựng đền thờ các bậc tiền bối có công với dân với nước, làm vẻ vang cho quê hương. Điển hình là câu:

Thiên cổ chấn uy linh cự các tăng quang trường vũ trụ Tứ phương mông hậu trạch doanh môn kiên tạo tráng sơn hà (Ngàn xưa lầu các thật nguy nga, huy hoàng trong vũ trụ Bốn phương cửa nhà thêm sầm uất, rạng rỡ cả non sông).

Hay câu:

Biểu hình tượng mã Trưng triều y cổ điển Tiền án long xà uyển phục hướng kim từ

(Đất hình voi ngựa thời Trưng Vương dựa làm căn cứ Kiểu thế rắn rồng như lượn khúc nên lập miếu đền).

Trước mặt đình đền và chùa xưa có một tam quan đẹp, có tường hoa bao quanh cả quần thể, tạo nên sự sầm uất của nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng của dân làng Vĩnh Lại. Trên cột đồng trụ có đôi câu đối ca ngợi cảnh đẹp đó:

Tam quan kính cẩn từ bi Phật Nhị miếu anh linh hiển hách Thần.

(Giác tam quan kính cẩn làng từ bi đức Phật Hai đình miếu linh thiêng thật hiển hách uy thần).

Đình là nơi tụ họp của dân làng. Năm 1945, quần chúng cách mạng làng Vĩnh Lại đã mít tinh bầu ra Ủy ban nhân dân xã trong Cách mạng Tháng Tám, nhiều năm làm trụ sở cho chính quyền xã hoặc kho tàng của Nhà nước. Đình làng là nơi nhân dân làm lễ khánh hạ hàng năm, làng mở lễ hội rước Thần ở các đền miếu về đây làm lễ, tổ chức vui chơi, diễn lại các tích trò xưa, dân làng tiễn con em ra trận vào ngày mồng 10 tháng 2 hàng năm. Đình còn giữ lại hai cỗ kiệu bát cống đời Lê, mỗi khi lễ hội tổ chức rước thần, ngoài hai cỗ kiệu rước thánh Cả, thánh Hai, còn có kiệu long đình rước thần của làng là Tiến sĩ Thượng thư Phạm Đình Kính và kiệu bành rước bát hương “Ngũ gia tiên tổ” cùng các vị hậu thần dự lễ khánh hạ. Đình còn có đôi câu đối ghi nhận sự tích này:

78

Sơn thủy hợp kỳ tam hiển thánh Phong vân trường hộ lưỡng linh từ

(Non nước lừng danh, thần kỳ ba vị thánh Gió mây bay phủ, rực rỡ hai miếu đền)

Đình còn có bức hoành phi mang nhiều ý nghĩa: “Vạn thế Vĩnh Lại” (Đất Vĩnh Lại bền vững muôn đời)

Xét về mặt ý nghĩa chữ Hán qua tên gọi, Vĩnh Lại (永赖) có nghĩa là chỗ

dựa vĩnh cửu. Điều đó cũng thể hiện tấm lòng tri ân, nhờ cậy tổ tiên và niềm tin vô

bờ của người dân ở làng này.

Đình làng Si còn là nơi ngày lễ thượng điền (24 tháng 6), làng lập hương án tế Thần nông và hương án tế Tổ sư nghề đan cót do phường bè chủ trì, dân làng Vĩnh Lại và dân làng đan cót trong tổng Hổ Sơn đều về dự lễ, tôn kính các vị tổ sư đã khai sáng ra nghề đan cót.

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 75)