Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 35)

8. Kết cấu của đề tài

1.3. Lịch sử hình thành các làng xã Vĩnh Hào

Khi nghiên cứu về vùng trũng xã Vĩnh Hào, chúng tôi nhận thấy đây là một vùng chiêm trũng và có thể coi đây là vũng trũng nhất của cả huyện vì diện tích trồng lúa chiếm tới 90% và gần như là không có đất trồng màu. Năm làng mà chúng tôi khảo cứu đều là những làng chủ yếu làm nghề nông, ngoài thời gian làm nông nghiệp thì mỗi làng lại có những nghề thủ công riêng để tận dụng khoảng thời gian nông nhàn, tăng thêm thu nhập và tạo nên đặc trưng văn hóa khác biệt so với các làng xã ở phía Bắc của huyện. Hơn nữa do cuộc sống khó khăn vất vả nên người

37

dân nơi đây còn có truyền thống hiếu học, trọng đạo tôn sư. Họ coi học tập là con đường tu luyện để thực hiện đạo làm người, đồng thời cũng là một trong những con đường thoát khỏi đói nghèo, vươn tới vinh hoa, dương thanh danh, hiển phụ mẫu. Vì thế, đây được coi là một vùng đất học với nhiều người đỗ đạt. Trong vùng cũng có nhiều công trình kiến trúc có giá trị, có nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, rất đáng để chúng ta tìm hiểu.

Vùng trũng này nằm ở cực nam của huyện Vụ Bản, phía Nam tiếp giáp với xã Yên Phúc và Yên Lộc (huyện Ý Yên) ngăn cách với dòng sông Đấu, phía Tây giáp xã Yên Lương (Ý Yên) và xã Tam Thanh, phía Bắc giáp xã Liên Minh, gắn liền với cánh đồng làng Hổ Sơn, Vân Bảng, Ngọ Trang, cách núi Hổ khoảng 1km. Phía Đông giáp xã Đại Thắng cùng có chung cánh đồng 3 xã (Liên Minh, Đại Thắng, Vĩnh Hào). Trước đây, các làng xã Vĩnh Hào cách phủ lỵ Nghĩa Hưng (ở Đống Cao xã Yên Nhân) 5 km, cách huyện lị Vụ Bản (ở Thái La xã Trung Thành) về phía Bắc 8km, cách thành phố Nam Định về phía Đông Bắc 15km.

Vùng trũng này bao gồm năm làng cổ xưa, hình thành từ thuở Hùng Vương dựng nước, nằm trong vùng đất cổ phía Nam đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp trong quá trình biển lùi cách đây 7000 năm và được phù sa của sông Hồng và sông Đáy. Dãy núi đất phía Tây của huyện Vụ Bản, cách vĩnh Hào không xa như vúi Hổ, núi Gôi, núi Lê... đã từng là địa bàn cư trú của người nguyên thủy. Cuối thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ kim khí, cách đây khoảng 4000 năm, con người đã xuất hiện ở chân các dãy núi đất này và đồng cát Lương Kiệt (xã Liên Minh). Trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã thấy nhiều hiện vật đồ đá mới ở di chỉ hang Lồ (núi Lê) và tất cả các núi đất ở huyện Vụ Bản. Các làng thuộc xã Vĩnh Hào đều nằm gần các di chỉ này. Qua quá trình khai thác vùng bãi biển sình lầy của cửa biển núi Gôi (Côi Sơn hải khẩu) người nguyên thủy đã quai đê lấn biển, từ chân các núi đất này chuyển dần xuống các bãi đất cao, tụ cư nơi thuận tiện, tạo nên các trang ấp. Theo lịch sử dân tộc thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, cách đây hơn 2000 năm, cư dân đã sống khắp miền Trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hình thành 15 bộ, lập các bản làng trang ấp, thường gọi là Kẻ. Vĩnh Hào có 5 làng thì cả 4 làng xưa được gọi là Kẻ, gồm Kẻ Đại (Đại Lại), Kẻ Si (Cổ Sư), Kẻ Tiên (Tiên Hào), Kẻ Sặt (Cựu Hào) và Ấp Sến (Hồ Sen). Ấp Sến xưa là một xóm nhỏ của kẻ Si, sau đổi là Hồ Sen,

38

có nhiều mối quan hệ thôn làng, dân thường hay nói “Si sao Hồ vậy” Kẻ Si và Ấp Sến hai làng có tên cây Si, cây Sến là những loại cây vốn sống ở vùng sông nước. Cả 5 làng sớm muộn đều xuất hiện từ đời vua Hùng dựng nước và đều là những Kẻ hoặc liên quan đến Kẻ, tức là những làng của quốc gia Văn Lang xưa.

Theo sách “ Các trấn tổng xã danh bị lãm” (Khảo cứu về tên các xã tổng ở các trấn), viết vào thời Gia Long đầu thế kỷ XIX (1802-1819) cả năm làng Đại Lại, Tiên Hào, Cựu Hào, Vĩnh Lại, Hồ Sen đều thuộc tổng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, trấn Nam Định (sau này là tổng Hổ Sơn, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Tình hình cụ thể của từng làng như sau:

Làng kẻ Si (Cổ Sư) đã được ghi trong ngọc phả của họ Phạm, làng đã có từ trước đời nhà Đinh. Dựa theo bài thơ Đường “Vịnh cố hương” của Tiến sĩ Phạm Đình Kính (1669 -1737) thì làng do 5 họ ở vùng Tượng Lâm (tức Núi Voi Đông Triều) di cư vào vùng ven biển này cầy cấy lập ấp.

Từ Tượng Lâm trước thời Tây Hán Đến miền Thiên Bản lập trang điền Năm nhà ven biển chung cày cấy

Ngàn thuở tuy nghèo vẫn hiếu hiền.

Năm họ đó là Đoàn, Phạm, Vũ, Nguyễn, Trần mà sau này khi tế lễ ở đình đều khấn là “Ngũ gia tiên tổ” (tổ tiên 5 nhà), chính là 5 họ khai canh lập ấp. Theo ngọc phả Bạch Đẳng – Cao Lôi của làng Si (viết năm Hồng Phúc nguyên niên - 1572) thì tên làng Hai Bà Trưng đầu công nguyên gọi là Vĩnh Phúc Trang. Đời Lê Hoằng Định năm thứ 16 (1616), trong bia chùa Ngộ Tiên ở Đại Lại đã có tên là xã Vĩnh Lại. Vậy tên làng Vĩnh Lại muộn nhất cũng xuất hiện vào đời Lê.

- Làng Hồ Sen (Ấp Sến). Theo ngọc phả đền làng Hồ Sen viết năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) thì tướng quân Cao Mang đến ấp này từ đời Lý. Lúc đó làng có tên là Hồ Liễn (nghĩa đen là một cái khay, ý nói làng là một khu đất bằng phẳng, vuông vức). Theo “Các trấn tổng xã danh bị lãm” và “Nam Định dư địa chí” của Nguyễn Ôn Ngọc thì làng đổi tên là Hồ Liên (Liên là sen, nên dân cũng thường gọi là làng Hồ Sen). Hiện nay tiếp giáp với làng Vĩnh Lại còn có con đường Sến và cánh đồng Sến.

39

- Làng kẻ Đại (Đại Lại) có nghĩa là gò lớn. Vốn xưa là một cồn cát cao và rộng như một cồn núi (truyền thuyết dân gian cho là một hòn núi đất, sau chạy về Hổ Sơn, tức núi Hổ. Còn cồn đất cao được gọi là cồn Khôi). Trong thư tịch, tên Đại Lại sớm nhất được biết đến từ năm 1616 (năm Lê Hoàng Định thứ 16) trong văn bia chùa Ngộ Tiên. (Theo “Sơ lược chùa Ngộ Tiên” do ban tôn tạo chùa có ghi chép lại: Chùa Ngộ Tiên còn có tên là chùa Ngồ là một ngôi chùa cổ, ít nhất cũng được từ thế kỷ XV-XVI về trước. Bia “Ngộ Tiên tự thi thạch bi” soạn năm Hoằng Định thứ 16 đời Lê đã nói rõ đây là ngôi chùa lớn, là một cổ tích danh lam, bảo điện nguy nga, lại lập chợ trước chùa, cảnh tượng thật là sầm uất, trên bia có thơ ca ngợi cảnh chùa:

Lung linh bảo điện Phức úc hương yên Hào quang minh nguyệt Thụ bích quang thiên Trung đa cảnh vật Ngoại hựu thị san Lục hành đảm phụ

Thủy phòng thuyền thuyền Nhân mãn phân thạc Quốc dư hóa tiền (Tạm dịch:

Lung linh bào điện Thơm phức khói hương Hào quang rực rỡ Cây xanh đẹp trời Phong nhiều cảnh vật Ngoài lắm chợ hàng Đi bộ thì gánh Đi thủy chở thuyền Người đông tấp nập Nước dư hàng tiền)

40

- Làng Kẻ Tiên (Làng Tiên Hào) có mưỡu rộng trên một bãi đất cao, có sông, có bến nước, có tục thờ thần bản thổ làm thành hoàng làng, có miếu thờ thần núi Sơn Tinh và thần biển Đông Hải quốc mẫu, đượm màu sắc tín ngưỡng nguyên thủy. Câu đối ở đền làng còn nhắc nhở nguồn gốc con Rồng cháu Tiên đời Hồng Bàng:

Tiên Rồng nòi giống trời sinh Thánh Côi Hổ linh thiêng núi giáng Thần.

-Làng Kẻ Sặt (Cựu Hào). Dấu tích còn lại ở trại Sặt. Người xưa lúc đầu ở trên gò Sặt đất cao, sau phát triển sang đất Cựu Hào và Cồn Dâu ngày nay để mở mang đồng ruộng sản xuất. Làng có miếu thờ Quan Lang, thờ Sơn thần đượm màu sắc tín ngưỡng nguyên thủy. Quan Lang đời vua Hùng là tù trưởng các bản làng. Cồn Dâu là dấu tích của quá trình quai đê lấn biển của cư dân trước đây trong thời kỳ biển lùi.

Đây là một vùng đất trũng, vốn xưa là bãi biển sình lầy. Trong quá trình biển lùi thuộc kỷ Hô – lô xen cách đây khoảng 6000 – 7000 năm, bãi biển được bào mòn, bồi đắp liên tục, tạo ra những bãi cát, cồn cát và nhiều lạc nước. Cư dân sống ven chân núi đã dần di cư xuống vùng này, sống trên những bãi cát, cồn cát, khai phá đất đai, lập nên các làng từ đời vua Hùng dựng nước. Cả 5 làng đều có nguồn gốc xa xưa, có quan hệ cộng đồng sinh sống trên vùng chiêm trũng này.

Địa hình toàn vùng là hình chữ nhật, chiều dài nhằm hướng Đông Tây dài 3km, chiều rộng hướng Bắc Nam hơn 2km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 624,65 ha (hơn 6km2

). Các làng trong vùng xưa kia nằm ở cuối huyện, xa lị sở; lại nằm ở vùng chiêm trũng, giao thông liên lạc khó khăn, nên trong chế độ phong kiến, sự biến thiên về chính trị, xã hội tác động không nhanh nhạy đến vùng này. Giữa 5 làng xưa nay cùng chung cảnh ngộ, nên có sự gắn bó để cùng nhau sinh sống nhưng vẫn có sự giao lưu với các xã lân cận ở huyện Ý Yên (nhất là thôn Cồn Dâu có quan hệ nhiều với xã Trạng Vĩnh (Yên Phúc, Ý Yên). Đây cũng là vùng chiêm trũng đang được cải tạo. Diện tích canh tác khoảng 500ha, chủ yếu là ruộng trồng lúa, khoảng 450ha, xưa phần lớn là ruộng chiêm, chỉ cấy một vụ. Ruộng cấy hai vụ không đáng kể. Ruộng màu cũng rất ít.

Xưa kia khi chưa có công trình thủy lợi, các làng xã ở đây chủ yếu cấy một năm một vụ chiêm, còn vụ mùa thì đồng nước mênh mông, có chăng chỉ cấy cưỡng

41

được ít nhiều. Đồng thấp nhất là cánh đồng Ba Xã (tiếp giáp Vĩnh Hào, Liên Minh, Đại Thắng – xưa nằm giữa ba làng: Đống Xuyên thuộc xã Hào Kiệt, Bái thuộc xã Cố Bản và Đại Lại). Ở Hồ Sen, cánh đồng trũng nhiều nhưng nhỏ như Đồng Nê, Đồng Sét, Đồng Lộc (hay Đồng Rộc). Cựu Hào xưa kia cũng là nơi đồng trũng, bốn lạch nước đổ về. Theo các bậc tiền bối trong làng kể lại, có năm nước lũ phải bơi từ trại Sặt vào đền Cựu để thắp hương làm lễ. Trong đền còn có bức hoành phi “Tứ thủy chung Linh” (linh thiêng 4 dòng nước hội tụ) đã nói lên điều đó. Làng Tiên Hào có 14 đỗi ruộng, ruộng trũng ở phía Nam sát bờ sông. Xưa, ruộng công điền phần lớn chỉ cấy một vụ chiêm, ruộng tư điền cũng chỉ cấy được một vụ. Ruộng đồng mầu có 5 mẫu, bằng 1/10 diện tích. Những câu đối trong đền làng Tiên Hào đều nói lên cảnh nước sông cửu khúc tràn về hay bốn lạch nước đổ về đồng Cựu Hào, Tiên Hào. Làng Si xưa có nhiều cánh đồng trũng như Bàu Gạo, Đò Ma, Ngọ Đồng, Đền Thượng, Cánh Hổ, Sủng Mẫu, Sau Si, Hậu Đồng, Hạ Vạn... Đại Lại, ngoài cánh đồng ba xã, còn có nhiều đồng chiêm như đồng Lác, Ngàn Năm, đồng Niễng, đồng Sâu, cửa Quán, sau Vua, Sối Vuông.

Năm làng trong vùng có tới 90% là đất đồng chiêm nhưng cũng có rất nhiều cồn gò bãi cát. Vùng đất có nhiều ô trũng, cồn gò là dấu vết của quá trình biển lùi. Những cồn gò là những cồn cát, đất cứng khi biển lùi không bào mòn hết được. Mỗi làng có hàng mấy chục cồn cát. Làng Hồ Sen có gò Dù, gò Kiệu, Cồn Thớt, Cồn Găng, Cồn Bo Bo, Đống Lẫm hoặc những mưỡu cây rậm rạp như Cửa Mưỡu, Mả Cháy... lại có những bãi cát trở thành những cánh đồng màu sát làng như cánh đồng Bước Quan, Rặng Sở, Cánh Xe. Đống Lẫm là một gò đất cao, lũ lụt nước không tràn được, nên đến mùa nước, dân thường quây tạm các lẫm thóc ở đây và cho trâu bò sang lánh. Làng Cựu Hào có Cồn Dâu vốn là cồn cát bãi biển. Cồn Tượng trại Sặt, Cồn Chùa Mả Cả, Cồn Chàng, Cồn Chép, Cồn Hát Hội, Cồn Cái Lọng, Cồn Vuông, Cồn Chòm... Ngoài ra còn nhiều mưỡu như mưỡu Sở, mưỡu Xóm, Mả Xỉ, mưỡu họ Đỗ... Làng Tiên Hào có cồn Lục Xà (rắn xanh) nối liền với Cồn Dâu của Cựu Hào. Tất cả các cánh đồng cao hầu như nằm sát xung quanh làng như Cửa Trại, Vườn Nứa, vườn Cát, vườn Lũy, vườn Dài, Cồn Dàng, Cồn Cửa Đền, Cồn Mả Quan, vườn Thánh, Ổ Gà... Làng Vĩnh Lại các cánh đồng cao hầu như nằm sát phía Tây Bắc như Cồn Con Ngựa, Cồn Lò, Cồn Phướn, Cồn Mả Bức, Cồn Lăng, Cồn

42

Trại Ông Đồ, cồn Đưởng, Cồn Hia... Ở Đại Lại, cao nhất là cánh đồng Cồn Khôi, còn gọi là cồn Núi. Ngoài ra còn có Cồn Đình, Cồn Cao, Cồn Khuých, Cồn Găng, Cồn Khánh, đồng Rừng, trại Chanh, Cồn Chõ, Cồn Mả Giáo, Mả Dõng. Những cồn cát, gò đống, bãi cát sau này khi kiến thiết đồng ruộng, phần nhiều đã san phẳng để trở thành cánh đồng màu. Đất đồng chiêm trũng, sau khi hoàn thành thủy lợi hóa cũng đều biến thành cánh đồng hai vụ lúa. Xưa kia dân các làng Vĩnh Hào sống vất vả, khổ sở với cảnh “Sáu tháng đi bằng chân, sáu tháng đi bằng tay (tức là dùng thuyền nan chèo tay) và cảnh “Sống ngâm da, chết ngâm xương” của vùng đồng chiêm trũng. Ngày nay, với công cuộc thủy lợi hóa, cảnh khổ cực đó đã lùi vào dĩ vãng.

Các làng xã nơi đây không có núi, chỉ có cồn núi ở Đại Lại. Nhưng vùng này lại gần núi Gôi (xã Tam Thanh) và núi Hổ (xã Liên Minh) là cảnh quan thiên nhiên có nhiều tác động đến tâm hồn và cuộc sống của người dân trong vùng. Các bài văn bia, những bài thơ, câu đối của đất Vĩnh Hào đã có dấu ấn Côi Sơn, Hổ Sơn, trong đó, Vĩnh Hào có sông chảy giữa các làng bao quanh bốn phía của xã, có thể ban đầu là những ngòi lạch, xưa kia khi biển lùi đã hình thành ở ven bờ biển, sau này dân mở rộng khơi sâu. Ví như kênh Đấu vốn xưa kia là một lạch nước nhỏ chảy từ sông Vĩnh Giang hình thành kênh Đấu, chảy qua Tiên Hào, Cựu Hào, qua cồn Dâu, Trạng Vĩnh rồi lại đổ ra sông Chanh, tưới tiêu nước cho các làng này, đồng thời làm ranh giới cho Ý Yên, Vụ Bản. Sông Mậu Điền vốn là sông hình thành từ đời Tự Đức, là ranh giới giữa xã Liên Minh với xã Vĩnh Hào và đổ nước vào sông Vĩnh Giang, phía Tây có sông nối liền với sông Cầu Đen (Liên Minh) chảy vào kênh Đấu. Sông Vĩnh Giang xuất hiện sớm, dựa theo thơ của cụ Tiến sỹ Phạm Đình Kính thì đời vua Đinh đã khơi nguồn, và nhất là sang đời Trần mở rộng nối liền với sông Vĩnh Trường chảy vòng quanh hành cung Thiên Trường ở Tức Mặc. Từ sông Kinh Lũng (sau này là sông Đào) thuyền bè phía Nam có thể qua Vĩnh Giang vào Vĩnh Trường rồi đến hành cung Thiên Trường. Đoạn sông Vĩnh Giang đi qua Trình Xuyên thì gọi là sông Trình, qua Cầu Chuối thì gọi là sông Cầu Chuối, qua Hào Kiệt xuống Vĩnh Lại thì gọi là sông Cửu Khúc, đoạn chảy xuống cống Chanh gọi là sông Chanh. Sông Vĩnh Giang qua đất Đại Lại, Vĩnh Hào đã tạo nên cảnh trên bến dưới thuyền, thuyền bè qua lại tấp nập.

43

Sông Cửu Khúc uốn quanh co chín khúc như rồng lượn từ Giáp Nhất, Giáp Tư Hào Kiệt xuống Si Đại, đến đời cụ nghè Phạm Kim Kính (1669 – 1737) đã uốn thẳng mở rộng sông qua làng Si – Đại để việc chuyên chở hàng hóa thuận lợi hơn. Hiện nay trong điều kiện giao thông thuận tiện, sông Vĩnh Giang không còn là đường thủy quan trọng như trước nữa mà chủ yếu là hệ thống tưới tiêu, đưa nước ra sông Chanh khi trời lũ lụt. Một điểm nổi bật nữa là hầu như các làng chạy dài từ Đông sang Tây, chính là lập làng trên những dọi cát của bờ biển xưa, nhà của cư dân chủ yếu là ngoảnh mặt về hướng Nam hoặc Đông Nam; đằng trước hoặc ven đường trục chính của làng thường có dãy ao nối tiếp nhau, như ở Hồ Sen, Cựu Hào, Vĩnh Lại, Đại Lại đều như thế (rất tiếc, từ khoảng gần 10 năm trở lại đây, những dãy ao đó đã bị vùi lấp gần hết để lấy đất dựng nhà, xóa mờ dấu ấn xưa). Có lẽ đó là dấu vết của những lạch sông ngòi cũ dân đắp đất làm nhà hai bên bờ sông

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định (Trang 35)