a. Khách hàng:
Trong số các đối tượng của hoạt động giao tế thì khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại là các đối tượng đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. Quyết định mua hàng của họ dựa trên hình dung về các giá trị sản phẩm của công ty, mà hình dung về sản phẩm này ít nhiều cũng phần nào liên hệ tới tiếng tăm và hình ảnh chung của công ty. Vì thế, cách tốt nhất để giao tế thành công với khách hàng thì công ty phải tiến hành công việc kinh doanh thành thật và chuyên nghiệp. Các kỹ thuật hỗ trợ khác là các bản tin về các hợp đồng mới ký kết, những ứng dụng độc nhất trên sản phẩm của công ty do các khách hàng thực hiện, hoặc thông tin về việc công ty đã đáp ứng được những yêu cầu phục vụ đặc biệt.
b. Người trung gian, nhà phân phối:
Một nhóm đối tượng khác cũng liên quan đến hoạt động giao tế là những người bán lẻ, bán sỉ và nhà phân phối. Họ cũng là một trong những thành phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của công ty, chia sẻ các mối quan tâm về chất lượng và dịch vụ của sản phẩm tới người tiêu dùng. Các bản tin, các quảng cáo và các bài đăng trên tạp chí, các hoạt động tiếp khách, các cuộc hội nghị bán hàng đặc biệt là
28
những kỹ thuật quý báu để hướng người bán đến những thái độ và quan điểm thuận lợi của công ty.
c. Nhà cung cấp:
Những tổ chức này cung cấp các nguyên liệu và dịch vụ cần thiết để công ty tạo ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Do vậy, công ty phải tăng cường quan hệ mua bán và nổ lực tạo thiện chí với các nhà cung cấp. Hơn nữa, công ty nên tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp hiện tại và các điều kiện tài chính có thể ảnh hưởng đến các nhu cầu trong tương lai.
d. Giới tài chính:
Đây là đối tượng liên qua đến các ngân hàng đầu tư, các nhà mô giới chứng khoán, các cá nhân và tổ chức đầu tư mà công ty phải chăm sóc và giữ gìn mối quan hệ. Khi quyết định đầu tư vào công ty, các nhóm đối tượng này muốn biết xu hướng tăng thu nhập của công ty và các sự kiện ảnh hưởng đến khả năng đứng vững của công ty. Vì thế, các báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm, các cuộc trình bày trong các cuộc gặp gỡ, hội họp, hội nghị, các cuộc phỏng vấn là các hoạt động giao tế có ích và nên thực hiện.
e. Nhân viên:
Nhân viên cũng là đối tượng góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Đặc biệt trong du lịch, nhân viên lại là người trực tiếp xúc với khách nên càng quan trọng hơn. Do vậy, công ty cần phải có những mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên bằng các chế độ lương thưởng công bằng, điều kiện làm việc thỏa đáng. Ngoài ra, các bản tin hay các phương tiện thông tin nội bộ của công ty, các hoạt động công nhận thành tích của nhân viên, các cuộc đi chơi giã ngoại cũng làm tăng cường mối quan hệ của nhân viên.
f. Cộng đồng:
Là dân cư sống gần tại công ty hay khu du lịch. Công ty muốn tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng dân cư tại địa phương thì nên tạo cơ hội việc làm ổn định, xử lý các chất thải, cũng như tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các hoạt động
29
thể thao của thanh thiếu niên, bảo vệ và duy trì môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ sẽ làm đối tượng này hài lòng và sạch sẽ.
g. Chính quyền:
Là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng đối với các hoạt động của công ty. Do chính quyền đánh thuế, cấp giấy phép và ra quy định nên chính quyền có thể khuyến khích, hạn chế các hoạt động cả công ty. Vì thế, công ty phải giữ mối quan hệ gần gũi với các cấp chính quyền. Nó quan trọng đến mức mà nhiều công ty đã thành lập một phòng để đảm đương vấn đề “quan hệ với chính quyền” độc lập với các hoạt động giao tế chung.