Đối với các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 114 - 126)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.3.3.Đối với các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp

- Các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phương án sản xuất kinh doanh; sử dụng đất đúng mục đích quy hoạch đã được phê duyệt;

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuê đất;

- Chủ động rà soát lại toàn bộ diện tích rừng và đất nhằm xác định rõ diện tích, eanh giới trên bản đồ và trên thực địa các loại đất mà các tổ chức đang quản lý. Xác định phạm vi ranh giới theo hiện trạng quản lý (hiện nay ở vườn Quốc gia Bạch Mã đang trồng loại cây chỉ thị (cây sến đỏ) khoảng 24km để phân định ranh giới sử dụng đất ở hộ gia đình cá nhân).

- Tiếp tục duy trì và nhân rộng việc quy hoạch, xây dựng những vườn ươm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất cây con giống có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cây trồng hàng năm cho các tổ chức và cho nhân dân trong vùng.

- Hoàn thành việc chuyển giao đất về địa phương đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không có hiệu quả; bàn giao toàn bộ hồ sơ về quỹ đất bị thu hồi.

- Các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp tiến hành rà soát lại số cán bộ, nhân viên và lao động hiện có. Xây dựng phương án bố trí cán bộ, công nhân viên,

lao động của tổ chức theo hướng sử dụng tối đa phù hợp với năng lực sở trường của người lao động.

- Các Ban quản lý rừng phòng hộ và rừng đặc dụng phải xây dựng phương án bảo vệ rừng gắn với đất đai đang quản lý sử dụng theo mức độ “nóng” và “khó” từ đó đề xuất các mức và diện tích khoán bảo vệ rừng, mỗi mức và đối tượng nhận khoán (thay vì cứ mỗi cán bộ bảo vệ 500 ha rừng như hiện nay).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp, thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp đã trình bày ở chương II, chương III luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với vai trò to lớn của công tác quản lý, trong chương III luận văn đã nêu lên các quan điểm của công tác quản lý; tập trung đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý đất lâm nghiệp: nhóm giải pháp xây dựng mô hình quản lý hoàn chỉnh, nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất; đồng thời, luận văn còn đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, cơ quan quản lý về lâm nghiệp và đối với chính các tổ chức sử dụng đất. Việc phối hợp thực hiện các giải pháp giữa các chủ thể góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất lâm nghiêp trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ tầm quan trọng của đất đai nói chung, đất lâm nghiệp đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội; Nhà nước thực hiện chức năng quản lý là một đòi hỏi khách quan, là nhu cầu tất yếu trong việc sử dụng đất đai. Đất lâm nghiệp có được quản lý, phân bổ sử dụng đúng mục đích và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân và cộng đồng, nâng cao giá trị sử dụng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền. Tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là yêu cầu cần thiết và khách quan. Trọng trách đó đòi hỏi cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, cơ quan quản lý về lâm nghiệp và các tổ chức sử dụng đất phải nắm bắt chính xác nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình và đưa ra những biện pháp tổ chức, thực hiện khoa học và hiệu quả nhất theo điều kiện đặc thù của địa phương mình. Theo đó, luận văn đã phân tích một số cơ sở lý luận về công tác quản lý, đánh giá thực trạng thực trạng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức sử dụng đất, thực trạng, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp để đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với giới hạn của đề tài, luận văn tập trung vào một số nội dung sau:

- Phân tích cơ sở lý luận của công tác quản lý, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp, các nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp, tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp: yếu tố pháp luật, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế.

- Từ các kết quả phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp, công tác sử dụng đất, luận văn có kết luận đối với công tác quản lý Nhà nước về đất lâm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nêu lên những nguyên nhân

giảm hiệu quả QLNN về đất lâm nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng đất của địa phương. - Trên cơ sở thực trạng quản lý, sử dụng đất, luận xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên đìa bàn: nhóm giải pháp xây dựng mô hình quản lý hoàn chỉnh, nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp, nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất và định hướng những kiến nghị đối với từng đối tượng cụ thể:

+ Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai: Hoàn thành việc đo đạc xác định diện tích, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp; Quản lý có hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp do các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp chuyển giao; Giải quyết các tồn tại, vướng mắc về đất đai

+ Đối với cơ quan quản lý về lâm nghiệp: Thực hiện giao rừng gắn với giao đất theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật bảo vệ và phát triển rừng; Mở rộng thí điểm hình thức đồng quản lý rừng giữa Ban quản lý, Công ty Lâm nghiệp với các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; Rà soát diện tích rừng của các Ban quản lý rừng trải dài và rộng trên địa bàn nhiều huyện để xác định lại phạm vi quản lý và chuyển giao lại cho các Ban quản lý rừng có điều kiện quản lý tốt hơn; Rà soát hệ thống văn bản liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty lâm nghiệp; Rà soát, sắp xếp và đổi mới cơ chế quản lý đối với các Công ty Lâm nghiệp.

+ Đối với các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp: Lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phương án sản xuất kinh doanh; sử dụng đất đúng mục đích quy hoạch đã được phê duyệt; Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuê đất; Chủ động rà soát lại toàn bộ diện tích rừng và đất nhằm xác định rõ diện tích, ranh giới trên bản đồ và trên thực địa; Tiếp tục duy trì và nhân rộng việc quy hoạch, xây dựng những vườn ươm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất cây con giống có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cây trồng hàng năm cho các tổ chức và cho nhân dân trong vùng; Hoàn thành việc chuyển giao đất về địa phương đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không có hiệu quả; bàn giao toàn bộ hồ sơ về quỹ đất bị thu hồi.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, Tác giả còn có những hạn chế nhất định về thời gian cũng như trình độ nhận thức và hiểu biết nên những giải pháp, kiến nghị

trên chưa chắc là đầy đủ và toàn diện nhưng vẫn hy vọng đóng góp và việc khắc phục những tồn tại, cải tiến và nâng cao chất lượng QLNN về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; đặc biệt trong giai tỉnh Thừa Thiên Huế đang tích cực phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vự, chất lượng cao.

MỤC LỤC

Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục

Danh mục các bảng

Bảng danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục đích nghiên cứu...3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn...3

4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn...4

5. Tình hình nghiên cứu đề tài...5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn...5

Chương 1...6

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT LÂM NGHIỆP...6

1.1. Cơ sở về quản lý hành chính Nhà nước...6

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...6

1.1.1.1. Khái niệm về quản lý...6

1.1.1.2. Khái niệm Quản lý Nhà nước...6

1.1.1.3. Khái niệm Quản lý Nhà nước về đất đai...7

1.1.1.4. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...12

1.1.2. Sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...13

1.1.3. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai...16

1.1.4. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai...17

1.1.4.1. Nguyên tắc thống nhất về quản lý Nhà nước...17

1.1.4.2. Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ 18 1.1.4.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ...19

1.2. Chủ thể quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp và các nội dung

quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...21

1.2.1. Chủ thể quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...21

1.2.2. Chủ thể sử dụng đất lâm nghiệp...23

1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...25

1.2.3.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp...26

1.2.3.2. Thống kê, kiểm kê đất lâm nghiệp...29

1.2.3.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...30

1.2.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lâm nghiệp...32

1.2.3.5. Đăng ký lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...36

1.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp liên quan đến đất lâm nghiệp...37

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...38 1.3.1. Yếu tố pháp luật...38 1.3.2. Yếu tố xã hội...40 1.3.3. Yếu tố kinh tế...41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...42 Chương 2...43

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP...43

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...43

2.1. Ảnh hưởng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến việc quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...43

2.1.1. Điều kiện tự nhiên...43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.1. Vị trí địa lý...43

2.1.1.2. Khí hậu...44

2.1.1.3. Tài nguyên rừng...45

2.1.3. Ảnh hưởng các điều kiện đến việc quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên

rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...47

2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng của tỉnh Thừa Thiên Huế....48

2.1.5. Biến động sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng...51

2.1.5.1. Biến động đất nông nghiệp...51

2.1.5.2. Đánh giá tiềm năng đất...54

2.2. Quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế qua các giai đoạn...55

2.2.1. Một vài nét về các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...55

2.2.1.1. Giai đoạn trước năm 1986...55

2.2.1.2. Giai đoạn từ 1986- 1992...56

2.2.1.3. Giai đoạn từ 1993 đến thời điểm trước khi sắp xếp, đổi mới...56

2.2.2. Thực trang sử dụng đất lâm nghiệp của các nông lâm trường giai đoạn trước khi tiến hành sắp xếp đổi mới...57

2.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất...57

2.2.2.2. Công tác bảo vệ rừng...58

2.2.2.3. Công tác tổ chức sản xuất...59

2.2.2.4. Tình hình kinh doanh và tài chính...60

2.2.2.5. Về lao động và nguồn nhân lực...62

2.2.2.6. Về công nghệ và thiết bị...63

2.2.2.7. Vấn đề liên doanh, liên kết và thị trường...63

2.2.2.8. Về thực hiện chính sách vĩ mô...63

2.2.3. Thực trang sử dụng đất lâm nghiệp sau khi tiến hành sắp xếp đổi mới của các nông lâm trường...64

2.2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng...64

2.2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của các Công ty Lâm nghiệp...73

2.2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh...77

2.2.4. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh...79

2.2.4.1 Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ...79

2.2.4.2. Việc ban hành văn bản liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại các nông - lâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường, Công ty nông - lâm nghiệp...81

2.2.4.3. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng...82

2.2.4.4. Công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp...85

2.2.4.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp...86

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh...86

2.3.1. Hiệu quả từ công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...86

2.3.2. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...89

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp ...91

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan...91

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan...93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...95

Chương 3...96

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NUỚC...96

VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...96

3.1. Quan điểm của công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp...96

3.1.1. Quan điểm quản lý đất đai gắn với bảo vệ tài nguyên rừng...96

3.1.2. Quan điểm quản lý phải đảm bảo mang tính hệ thống đồng bộ...98

3.1.3. Quan điểm quản lý đất lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch...99

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh...100

3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng mô hình quản lý hoàn chỉnh...100

3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp...106

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất...110

3.3.2. Đối với cơ quan quản lý về lâm nghiệp...113

3.3.3. Đối với các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp...114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...115

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Phân bố dân cư tại các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...46

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2012...48

Bảng 2.3: Biến động sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng...54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua các năm 2000, 2005, 2010 [57]...54

Bảng 2.4: Tình hình quản lý đất và rừng của các lâm trường quốc doanh...58

trước khi sắp xếp, đổi mới...58

Bảng 2.5: Tình hình quản lý, sử dụng đất của các Ban quản lý[35]...65

Bảng 2.6: Biểu thống kê diện tích đất lâm nghiệp của các Ban quản lý [36]. 67 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp diện tích rừng chăm sóc, khoán quản lý bảo vệ rừng ...69

và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng [34]...69

Bảng 2.8: Bảng tình hình tài chính của các Ban quản lý [35]...72

Bảng 2.9: Biến động tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty lâm nghiệp...73

từ 2005 – 2012 [35]...73

Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất của các Công ty Lâm nghiệp [36]...74

Bảng 2.11: Tình hình tài chính của các Công ty Lâm nghiệp...77

Bảng 2.12: Kế hoạch sử dụng đất phân theo năm của tỉnh Thừa Thiên Huế [57]...83

Bảng 2.13: Diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 phân theo 03 loại rừng của các tổ chức sử dụng đất...84

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 114 - 126)