0
Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48 -51 )

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng của tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế là 503.320,53 ha, bình quân đạt 0,46 ha/người, gấp 1,22 lần so với mức bình quân chung của cả nước; trong đó: Đất nông nghiệp có diện tích là 382.814,37 ha; Đất phi nông nghiệp có diện tích là 88.529,74 ha; Đất chưa sử dụng có diện tích là 31.976,42 ha.

Đến nay, 93,65% diện tích tự nhiên của tỉnh đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau trong đó chủ yếu cho mục đích nông, lâm nghiệp.

Về đất nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có diện tích 382.814,37 ha, chiếm 76,06% tổng diện tích tự nhiên, bình quân đạt 0,35 ha/người, thấp hơn so với trung bình của vùng Bắc Trung Bộ (0,37 ha/người).

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2012

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp, Trong đó: 382.814,37 76,06

1 Đất trồng lúa 32.013,56 6,36

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa 26.244,65 5,21

2 Đất trồng cây lâu năm 14.976,21 2,98

3 Đất rừng phòng hộ 100.964,54 20,06

4 Đất rừng đặc dụng 79.067,03 15,71

5 Đất rừng sản xuất 137.302,30 27,28

6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5.895,49 1,17

Đất trồng lúa năm 2012 của tỉnh có diện tích là 32.013,56 ha, chiếm 6,36% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều ở các huyện, thị xã: Phú Vang (7.303,80 ha),

Phong Điền (5.815,98 ha), Phú Lộc (4.637,90 ha) và Quảng Điền (4.460,58 ha), Hương Thủy (3.460,18 ha), Hương Trà (3.296,32 ha).

Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 14.976,21 ha, chiếm 2,98% diện tích tự nhiên của tỉnh, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm, phân bố tập trung ở các huyện, thị xã: Nam Đông (3.948,11 ha), Phong Điền (3.031,61 ha), Hương Trà (2.588,46 ha), A Lưới (2.589,40 ha), Phú Lộc (1.987,05 ha).

Năm 2012, đất rừng phòng hộ của tỉnh có diện tích 100.964,54 ha, chiếm 20,06% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện A Lưới (46.322,34 ha); Nam Đông (11.733,80 ha), Phú Lộc (10.574,79 ha), Phú Vang (1.038,03 ha). Trong đó: đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 80.433,35 ha; đất có rừng trồng phòng hộ: 13.368,61 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: 4.738,82 ha; đất trồng rừng phòng hộ: 2.423,76 ha [57].

Kết quả phân cấp phòng hộ rừng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

- Cấp phòng hộ rất xung yếu: chiếm khoảng 55,1% diện tích cấp rất xung yếu, tập trung chủ yếu ở Hương Trà, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông và các khu vực núi cao sát biên giới Việt Lào và tỉnh Quảng Nam.

- Cấp phòng hộ xung yếu: chiếm khoảng 31,7% diện tích cấp xung yếu, tập trung ở các huyện, thị xã ven biển như Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và các huyện miền núi như A Lưới, Nam Đông.

- Cấp phòng hộ ít xung yếu: chiếm khoảng 13,20% diện tích cấp ít xung yếu, phân bố chủ yếu ở các huyện, thị xã: Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông. Đây là những khu vực có độ dốc thấp, điều kiện địa hình thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp hoặc nông lâm kết hợp.

Đất rừng đặc dụng của tỉnh tính đến năm 2012 có diện tích 79.067,03 ha, chiếm 15,71% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện Phong Điền (26.520 ha); Nam Đông (26.079,26 ha); A Lưới (15.597,01 ha); Phú Lộc (9.504,90 ha). Trong đó: đất có rừng tự nhiên đặc dụng: 70.512,52 ha; đất có rừng trồng đặc dụng: 1.340,65 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng: 5.218,25 ha; đất trồng rừng đặc dụng: 1.995,61 ha []57.

Diện tích rừng đặc dụng của tỉnh tập trung trong các vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn loài, bao gồm: Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên

nhiên Tây Phong Điền, Khu bảo tồn Sao La, Khu rừng lịch sử văn hóa Tây Nam thành phố Huế.

Năm 2012, đất rừng sản xuất có diện tích là 137.302,30 ha, chiếm 27,28% diện tích tự nhiên, tập trung ở các huyện, thị xã: A Lưới (45.930,28 ha); Hương Trà (19.247,05 ha); Hương Thủy (18.933,50 ha); Phú Lộc (18.706,10 ha); Phong Điền (16.971,85 ha); Nam Đông (16.844,40 ha)… Trong đó: đất có rừng tự nhiên sản xuất: 61.755,77 ha; đất có rừng trồng sản xuất: 61.792,45 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 2.817,87ha; đất trồng rừng sản xuất: 10.936,21 ha.

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 18.000 hộ dân nhận 18.808,76 ha đất lâm nghiệp để trồng rừng, phát triển trang trại; gần 2.000 ha rừng tự nhiên được giao khoán cho cộng đồng dân cư và nhóm hộ gia đình quản lý, bảo vệ, phát triển vốn rừng hiện có và khai thác sản phẩm từ rừng để nâng cao đời sống.

Về đất chưa sử dụng

Toàn tỉnh hiện còn 31.976,42 ha đất chưa sử dụng, chiếm 6,35% diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm:

- Đất bằng chưa sử dụng: có diện tích là 6.341,41 ha, chiếm 19,83% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền (2.594,45 ha), Phú Vang (1.319,13 ha), Phú Lộc (746,67 ha). Diện tích đất bằng chưa sử dụng phân bố manh mún vì vậy khó có thể khai thác đưa vào cho các mục đích.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 24.916,31 ha, chiếm 77,92% diện tích đất chưa sử dụng, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền (17.025,98 ha), Nam Đông (2.845,60 ha), A Lưới (2.443,13 ha), Phú Lộc (1.823,04 ha)…

- Núi đá không có rừng cây: có diện tích là 718,70 ha, chiếm 2,25% diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh, phân bố tập trung ở huyện A Lưới.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 48 -51 )

×