Tình hình kinh doanh và tài chính

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 62)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.2.4. Tình hình kinh doanh và tài chính

Công ty kinh doanh lâm nghiệp có tổng số vốn kinh doanh là 18,775 tỷ đồng, trong đó, vốn do ngân sách cấp 3,352 tỷ đồng, vốn tự bổ sung là 8,807 tỷ đồng, vốn vay 6,616 tỷ đồng. Bình quân doanh thu hằng năm là 25,445 tỷ đồng, nộp ngân sách 2,254 tỷ đồng và lợi nhuận 1,377 tỷ đồng. Mặc dù vậy, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh doanh là 0,07. Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh chỉ 1,36.

Các LTQD trồng rừng: Tiền Phong, Phong Điền, Phú Lộc đều có vốn kinh doanh rất thấp từ 360- 465 triệu đồng thuộc nguồn NSNN cấp, các LTQD này đều không có khả năng tự bổ sung vốn và cũng không thực hiện vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài rừng trồng và tài nguyên Nhà nước giao, tài sản của các LTQD không có gì đáng kể. Bình quân hằng năm doanh thu rất thấp, LTQD Tiền Phong: 48 triệu đồng, LTQD Phú Lộc: 243 triệu, LTQD Phong Điền: 430 triệu; và nộp ngân sách cũng rất thấp, ít nhất là 6 triệu đồng (Tiền Phong), nhiều nhất là 38 triệu đồng (Phú Lộc). Lợi nhuận bình quân các LTQD này cũng rất thấp và không

năm(Phú Lộc). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh thấp, LTQD Tiền Phong: 0,01 (năm 2001 là không đáng kể); LTQD Phong Điền: 0,07 (năm 2001 chỉ 0,03); LTQD Phú Lộc: 0,11 ( năm 2001 chỉ 0,01). Hệ số doanh thu bình quân trên vốn kinh doanh rất thấp: LTQD Phong Điền là 1,19 (năm 2001 là 0,26); LTQD Tiền Phong là 0,1 (năm 2001 là 0,01); LTQD Phú Lộc là 0,57 (năm 2001 chỉ 0,05) [48].

LTQD Khe Tre làm nhiệm vụ chính là khai thác gỗ kết hợp trồng rừng 661 có vốn kinh doanh rất thấp chỉ 314 triệu đồng, doanh thu bình quân 1,604 tỷ đồng/năm nhờ vào hoạt động khai thác gỗ từ rừng tự nhiên hằng năm; nộp ngân sách 344 triệu đồng/ năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân là 0,27 (năm 2001 cũng chỉ đạt 0,03), hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh là 5,11 (năm 2001 cũng chỉ đạt 0,87) nhờ vào đơn thuần hoạt động khai thác gỗ tự nhiên và khoán trắng cho chủ xe reo; hầu như, LTQD Khe Tre không phải đầu tư vốn vào sản xuất cũng như mua sắm tài sản cố định. Nếu so sánh mức nộp ngân sách và lợi nhuận trên đầu sản phẩm gỗ thì LTQD Khe Tre thấp thua nhiều LTQD khác cùng có nhiệm vụ khai thác gỗ.

LTQD Nam Hòa có tổng số vốn kinh doanh là 1,371 tỷ đồng, trong đó, vốn do NSNN cấp 647 triệu đồng, vốn tự bổ sung là 724 triệu đồng. Bình quân hằng năm, doanh thu 894 triệu đồng, nộp ngân sách: 225 triệu đồng, lợi nhuận: 93 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh doanh là 0,07 (năm 2001 là không đáng kể). Hệ số doanh thu bình quân trên vốn kinh doanh là 0,65 (năm 2001 chỉ 0,12).

LTQD A Lưới có tổng số vốn kinh doanh là 1,582 tỷ đồng, trong đó, vốn do NSNN cấp là 699 triệu đồng, vốn vay là 735 triệu đồng, vốn tự bổ sung là 148 triệu đồng. Bình quân hằng năm, doanh thu: 3,166 tỷ đồng, nộp ngân sách:234 triệu đồng. Từ năm 1996- 2000, LTQD A Lưới sản xuất kinh doanh thua lỗ 1,24 tỷ đồng, riêng năm 2001 lợi nhuận: 959 triệu đồng (thực chất là khoản chênh lệch địa tô tài nguyên rừng). Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân là 2, riêng năm 2001 là 0,69. Tình hình tài chính của LTQD không lành mạnh, liên tục nhiều năm sản xuất kinh doanh thua lỗ. Nợ phải trả là 1,352 tỷ không có khả năng thanh toán trong nhiều năm, nợ phải thu là 863 triệu không có khả năng thu hồi vốn. Nguyên nhân của tình trạng trên do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, đầu tư không đúng hướng, giám đốc LTQD hạn chế về năng lực, bộ máy quản lý LTQD yếu kém về nhiều mặt [48].

Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các LTQD đơn điệu, tỷ suất lợi nhuận thấp, các LTQD mở rộng sản xuất thì hiệu quả chưa cao thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận và hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh. Ngoại trừ Công ty KDLN, hầu hết các LTQD đều không tái đầu tư tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí nhiều LTQD không có cả phương tiện máy Fax, E. mail,... Bình quân hằng năm, các LTQD nộp ngân sách khoảng 3,118 tỷ đồng; trong lúc đó, NSNN đầu tư lại cho các LTQD từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế gần 4 tỷ đồng/ năm, từ các dự án trồng rưng hơn 7 tỷ đồng/ năm. Tình hình nói trên cho thấy các LTQD còn dựa vào bao cấp của Nhà nước rất nặng nề.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w