6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp liên quan đến đất lâm nghiệp
quan đến đất lâm nghiệp
Trong quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là một chức năng quản lý chủ yếu và là khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Thông qua thanh tra, kiểm tra phát hiện tra các vi phạm, các bất hợp lý trong quản lý đất đai để kịp thời xử lý và điều chỉnh. Đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, hoạt động thanh tra, kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng, là biện pháp cơ bản để thực hiện chế đọ sở hữu toàn dân và quyền quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai.
Đất đai luôn phản ánh mối quan hệ xã hội phức tạp vì đất đai liên quan đến lợi ích của con người. Các vi phạm pháp luật đất đai ngày càng xảy ra nhiều và phức tạp hơn. Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đất đai nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN về đất đai, bảo vệ lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng đất.
Đất đai là một lĩnh vực nhạy cảm, một trong những vấn đề nỗi cộm hiện nay của công tác quản lý đất đai là giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai với ý nghĩa là một nội dung của công tác QLNN về đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng mâu thuẩn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai.