6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về
nước về đất lâm nghiệp
1.3.1. Yếu tố pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi, quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do Nhà nước ban hành và thừa nhận) thể hiện ý chí Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện bới các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy Nhà nước.
Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực Nhà nước. Pháp luật được Nhà nước xây dựng để tác động vào ý chí của con người điều chỉnh hành vi con người nhằm đạt được mục đích quản lý. Nhà nước không thể tổ chức thực hiện đường lối của Đảng và quản lý xã hội một cách có hiệu quả nếu không thực hiên quản lý bằng pháp luật, các quyền tự do dân chủ của công dân không thể thưc hiện nếu không có pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đảng ta xác định Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Do vậy, pháp luật có tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể làm cho công tác quản lý của Nhà nước thuận lợi và đạt hiệu quả.
Trong công tác QLNN về đất đai, pháp luật là công cụ duy trì trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực này. Với chức năng điều chỉnh trong quan hệ pháp luật đất đai, qua việc quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể quản lý và đối tượng sử dụng đất pháp luật đã góp phần trật tự hóa các mối quan hệ trong lĩnh vực này. Trong khuôn khổ pháp luật, người sử dụng đất và chủ thể quản lý chỉ được thực hiện những hành vi đã được luật định. Pháp luật là công cụ bắt buộc các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và các nghĩa vụ khác; đồng thời nhằm bảo đảm sự bình đẳng, công bằng cũng như giải quyết mối quan hệ về lợi ích trong lĩnh vực đất đai giữa những người sử dụng đất. Với chức năng bảo vệ, pháp luật là công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất khi bị chủ thể khác xâm phạm. Với chức năng giáo dục, thông qua tác động của pháp luật, chủ thể quản lý đất và người sử dụng đất hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Do tầm quan trọng của pháp luật trong QLNN về đất đai, hệ thống văn bản pháp luật đất đai nói chung từng bước được hoàn thiện theo quan điểm đổi mới của Đảng đã phát huy tác dụng tháo gỡ dần các vướng mắc, giải quyết được hàng loạt vấn đề cấp bách về đất đai trong cả nước, đưa công tác quản lý đất đai ngày càng vào nề nếp tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho việc chuyển quan hệ đất đai sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước kinh tế hoá, dân sự hoá các quan hệ đất đai, thúc đẩy kinh tế phát triển, đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp, góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (đã trình bày tại phần 2.1 mục 1). Thực tiễn cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật trên đã đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý thuận lợi và huy động các nguồn lực vào việc bảo vệ, phát triển rừng, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân.
Mặc dù vậy, văn bản pháp luật về đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng tuy được ban hành nhiều nhưng vẫn còn tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ. Dưới những khía cạnh nhất định, pháp luật về đất đai chưa đủ sức để giải quyết
những tồn tại lịch sử cũng như những tồn đọng mới nảy sinh. Tình trạng vi phạm pháp luật (lấn chiếm đất lâm nghiệp, sử dụng đất không đúng mục đích), khiếu kiện về đất đai vẫn đang là vấn đề bức xúc. Từ các vấn đề trên hệ thống chính sách pháp luật về đất đai cần đuợc hoàn thiện bổ sung để khắc phục và hạn chế các thiếu sót trên nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước nói chung và quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng.
1.3.2. Yếu tố xã hội
Nhân tố xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung cũng như về lĩnh vực đất đai nói riêng. Một chính sách quản lý đất đai đúng đắn phải đề cập đến các yếu tố xã hội, qua đó có tác động ổn định xã hội và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước. Sự ổn định về mặt xã hội là yếu tố để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai.
Các yếu tố xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo, văn hoá, y tế, dân tộc, giáo dục… đều ảnh hưởng đến công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Đối với việc làm, giải quyết được vấn đề này sẽ góp phần đảm bảo trật tự an ninh trong xã hội. Yếu tố này làm cho công tác quản lý đất đai được nhẹ nhàng hơn và hiệu lực quản lý từng bước được nâng cao. Bởi vì các tệ nạn xã hội đã bị giảm bớt, công bằng xã hội được thiết lập, các cơ quan quản lý thực hiện trách nhiệm quản lý dễ dàng hơn. Đối với công tác xóa đói giảm nghèo: cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của một bộ phận dân cư được cải thiện nhưng ở một số địa phương người dân vẫn chưa thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Để phục vụ cho việc xoá đói giảm nghèo, ở nhiều địa phương đất lâm nghiệp đã phải chuyển qua đất canh tác để đảm bảo đời sống cho ngươi dân. Điều này đã gây không ít khó khăn cho công tác
QLNN về đất lâm nghiệp [44].
Vấn đề giáo dục có tác động rất lớn trong công tác QLNN về đất đai. Tập trung đầu tư cho giáo dục để nâng cao nhận thức về pháp luật cho mọi người là việc làm quan trọng, để cho mọi người thấy rõ được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trong công tác quản lý. Trong giáo dục việc đào tạo con người cần phải
chú trọng hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực trong quản lý đất đai phải đảm bảo đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, trình độ, có phẩm chất. Đội ngũ cán bộ, công chức thiếu phẩm chất, đạo đức là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng sai phạm trong công tác và từ đó có hành vi tham ô, nhận hối lội vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức gây hậu quả nhiêm trọng trong công tác quản lý đất đai. Mặt khác, thông qua giáo dục để nâng cao trình độ dân trí nhằm hạn chế việc sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất rừng cũng góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai.
Một yếu tố quan trọng khác cũng có ảnh hưởng đến quản lý đất đai đó là phong tục tập quán. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để người dân mà chủ yếu là người dân tộc thiểu số định canh, định cư nhưng với tập quán sinh sống từ lâu đời thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng đốt nương, đốt rừng dời làng, chuyển bản. Điều này cũng gây khó khăn đến công tác QLNNvề đất đai.
1.3.3. Yếu tố kinh tế
Công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng phải có cơ sơ vật chất kỹ thuật, máy móc hiện đại để đáp ứng cho yêu cầu quản lý hiện nay.
Như trên đã đề cập ở phần trên đào tạo nhân lực là cốt lõi để thực hiện quản lý. Thực hiện công việc này phải có một nguồn kinh phí lớn. Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao và ổn định tạo ra được giá trị sản phẩm to lớn từ đó có thể tập trung nguồn lực để đầu tư cho việc đào tạo nhân lực, đào tạo con người.
Măt khác, một nền kinh tế phát triển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự phát triễn sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và phân công lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý được thuận lợi hơn, giảm bớt được những khó khăn phức tạp trong quản lý. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã làm thay đổi toàn diện phương thức quản lý đất đai từ điều tra, khảo sát thu thập thông tin tới xử lý số liệu, quản lý, vận hành và khai thác dữ liệu, xây dựng hệ thống hồ sõ ðịa chính; trao ðổi, cung cấp thông tin.
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước tác động rất lớn đến quản lý và sử
dụng đất. Để phục vụ cho phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất cho tất cả các ngành kinh tế là rất lớn và có thể thấy rõ sự thay đổi về hiện trạng sử dụng đất, sự bù trừ giữa các loại đất. Sự luân chuyển đất thuận lợi có tác động tích cực cho các hoạt động kinh tế, là cơ sở để tạo ra các sản phẩm xã hội [26]. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần tính toán chi tiết để tránh tình trạng diện tích đất rừng bị thu hẹp. Trong xu thế mới của cơ chế kinh tế, công tác quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng cần phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trước tình hình mới..
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
QLNN về đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng là công việc nhiều khó khăn, luôn có nhiều chuyển biến trong công tác do ảnh hưởng từ đời sống hàng ngày của các đối tượng sử dụng cũng như hiện quả quản lý của các cơ quan Nhà nước. Trong chương này, luận văn tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận về QLNN về đất đai, quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp; sự cần thiết phải quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp; vai trò, nguyên tắc quản lý Nhà nước; trình bày các chủ thể sử dụng đất lâm nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp, phân tích các nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp; đồng thời cũng khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp.
Với những cơ sở lý luận nói trên, luận văn sẽ mô tả thực trạng quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong chương II sau đây/ Qua đó đưa ra những nhận định về công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ