Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 93 - 96)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đất đat của chính quyền địa phương còn thụ động, chậm đổi mới. Khi Luật được ban hành và có hiệu lực thi hành, các cấp, các ngành không tiến hành triển khai ngay mà còn trông chờ vào việc Chính phủ và các cơ quan hữu quan ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Tiếp đến, chính quyền địa phương lại ban hành các Quyết định, Chỉ thị cụ thể hóa các văn bản của cơ quan trung ương.

Hai là, công tác cán bộ còn thiếu và yếu, một bộ phận cán bộ công chức năng lực chưa đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng khó thay thế. Tâm lý đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, ngại đổi mới vẫn còn nặng nề trong đội ngũ cán bộ công chức.

Ba là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, chưa phát huy hết tinh thần làm chủ cũng như sức mạnh khối đại đoàn kết của các tổ chức trong việc tham

gia vào quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý đất đai, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng. Việc giám sát thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai, quản lý, bảo vệ rừng chưa phát huy hết hiệu quả. Công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hình thức, công khai quy hoạch, lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp còn mang tính hình thức đối phó.

Bốn là công tác tác thanh tra kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai của các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp mặc dù đã được triển khai nhưng quá trình thực hiện chưa chặt chẽ. Nhiều sai phạm của các tổ chức sử dụng đất được phát hiện nhưng chậm khắc phục.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Có thể nói trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp đặc biệt là công tác quản lý tình hình sử dụng đất của các Công ty Lâm nghiệp, các Ban quản lý trên địa bàn đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng và quan tâm thực hiện. Tuy nhiên thực tế quá trình phát triển kinh tế - xã hội luôn biến động, đa dạng và phát sinh nhiều vấn đề nên việc thực hiện và quản lý có nhiều khó khăn.

Trong chương này, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề: tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự ảnh hưởng của các điều kiện trên đến công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế; khái quát vài nét về các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn qua các giai đoạn; tâp trung phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp qua hai chủ thể sử dụng đất lâm nghiệp chủ yếu là: các Công ty Lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; từ đó, đánh giá hiệu quả từ công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp; nêu lên những tồn tại, vướng mắc và rút ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại.

Trên cơ sở những nội dung được phân tích ở Chương II, luận văn đề xuất những giải pháp phù hợp cho công quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trong Chương 3.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NUỚC VỀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w