6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.2.2.3. Công tác tổ chức sản xuất
Công tác tổ chức sản xuất của các LTQD trong thời gian này được thực hiện thông qua hoạt động của Công ty kinh doanh lâm nghiệp (KDLN). Đây là một Doanh nghiệp Nhà nước có 5 đơn vị trực thuộc gồm: 3 LTQD khai thác gỗ, bình quân hằng năm khai thác khoảng từ 2.500- 3.000 m3 gỗ; 1 xưởng chế biến gỗ, bình quân sản xuất khoảng 800m3 gỗ thành phẩm/năm, 1 xưởng ván ép bình quân sản xuất khoảng 300m3 gỗ thành phẩm/năm. Hoạt động rất đáng khích lệ là Công ty KDLN thông qua liên doanh với Công ty Vijachip để vay vốn và chủ yếu đầu tư lại cho các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng nguyên liệu giấy, bình quân đầu tư trồng 300ha rừng tập trung/ năm; đồng thời, tổ chức mua bán nguyên liệu giấy, bình quân hằng năm mua bán 40.000 tấn gỗ. Quan hệ giữa Công ty với 3 LTQD chủ yếu là quan hệ giữa đơn vị thành viên cung cấp gỗ với Công ty là đơn vị nhận gỗ và phần lớn số gỗ khai thác của các LTQD trực thuộc Công ty đều được bán trực tiếp bằng nguyên liệu gỗ tròn ít qua chế biến (vì không phù hợp với nhu cầu nguyên liệu của các xưởng chế biến ở Công ty). Vì vậy, nếu các LTQD không trực thuộc Công ty thì bản thân các LTQD và Công ty đều có thể chủ động sản xuất kinh doanh và quan hệ cung ứng gỗ sẽ là quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh độc lập.
Các LTQD hoạt động độc lập làm nhiệm vụ chủ yếu là khai thác gỗ gồm: Khe
Tre, Nam Hoà, bình quân hàng năm khai thác khoảng 1000 m3 gỗ. Hoạt động sản
xuất kinh doanh đơn điệu, hiệu quả thấp, cơ sở vật chất và phương tiện sản xuất kinh doanh nghèo nàn, lạc hậu và tất cả đều thông qua liên kết với các đơn vị tư nhân có xe reo để khai thác gỗ (kể cả các LTQD trực thuộc Công ty KDLN). Việc khai thác các tài nguyên lâm sản khác hầu như các LTQD đều bỏ ngõ; khi có thị trường tiêu thụ một loại hàng lâm sản nào đó thì nhân dân đổ xô vào rừng khai thác và bán cho bất kỳ ai mà họ thấy có lợi, LTQD không thể kiểm soát nổi [48].
Các LTQD làm nhiệm vụ chủ yếu là phát triển rừng gồm Phú Lộc, Tiền Phong, Phong Điền, A Lưới và LTQD Hương Thuỷ vừa khai thác gỗ vừa tròng rừng. Bình quân hằng năm trồng từ 100 - 200 ha rừng tập trung. Đồng thời, các lâm trường cũng thực hiện kinh doanh rừng trồng chủ yếu là khai thác nhựa thông nhưng quy mô còn rất nhỏ và bán nguyên liệu thô nên hiệu quả kinh doanh thấp. Tất cả các LTQD đều dựa vào các dự án trồng rừng phòng hộ để tồn tại. Ngoại trừ diện tích rừng thông đã trồng những năm trước đây và bằng nguồn vốn ngân sách, trước khi tiến hành sắp xếp, đổi mới các LTQD đã "quên" hẵn nhiệm vụ kinh doanh trồng rừng sản xuất, không thực hiện vay vốn để trồng rừng.
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dường như các LTQD chỉ quản lý rừng và đất lâm nghiệp với tư cách là đại diện chủ sở hữu. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ khác từ sử dụng thế mạnh tài nguyên thiên nhiên hầu như các LTQD không thực hiện được, thụ động ngồi chờ, không chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác liên doanh để đăng ký bổ sung ngành nghề.