Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 91 - 93)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

Một là, hệ thống chính sách pháp luật về đất đai tuy được ban hành nhiều nhưng còn chồng chéo, cồng kềnh và kém hiệu lực, cụ thể

- Luật Đất đai năm 2003 đã bỏ khái niệm “đất lâm nghiệp” thay vào đó quy định 3 loại đất rừng “đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất”, đất lâm nghiệp được gộp chung thuộc loại đất nông nghiệp. Tương tự Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 so với Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, đã bỏ điều quy định về “đất lâm nghiệp”. Điều này làm cho đất lâm nghiệp bị hoà đồng với các loại đất khác nên trong luật ít có những quy định riêng, mang tính đặc thù cho đất lâm nghiệp nhất là về mặt môi trường. Đồng thời, giữa Luật Bảo vệ và phát triển rừng và Luật Đất đai cũng thiếu sự thống nhất trong quy định về thẩm quyền

chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng rừng; thiếu thống nhất trong quy định trích đo địa chính các diện tích đất thực hiện theo thửa đất và đơn vị để quản lý đất lâm nghiệp là lô, khoảnh, tiểu khu rừng.

- Nội dung pháp lý về quyền sử dụng, quyền hưởng lợi rừng tự nhiên chưa được giải thích và quy định minh bạch trong các văn bản pháp luật, đặc biệt là mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên, với chủ rừng với tư cách là người được Nhà nước giao quyền sử dụng rừng thông qua hình thức giao rừng, cho thuê rừng [44].

- Doanh nghiệp lâm nghiệp theo quy định của Luật Đất đai, thuộc đối tượng thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, trong khi đó lại chưa có các văn bản pháp luật quy định cụ thể về giá thuê đất lâm nghiệp hoặc thu tiền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm quản lý rừng của Công ty Lâm nghiệp với tư cách là một doanh nghiệp lâm nghiệp chưa được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Đặc biệt chính sách về rừng tự nhiên là rừng sản xuất giao cho Công ty Lâm nghiệp. Với chính sách hiện hành, rừng tự nhiên là rừng sản xuất là tư liệu sản xuất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty lại không phải là tài sản của Công ty Lâm nghiệp. Công ty quản lý rừng tự nhiên về mặt hiện vật (rừng) chứ không quản lý về mặt giá trị (tài sản) [48].

- Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đối với Công ty Lâm nghiệp, Nhà nước thực hiện chính sách giao rừng có thu tiền sử dụng rừng hoặc cho thuê rừng, nhưng đến nay chưa có chính sách cụ thể để thực hiện. Hiện nay, Nhà nước vẫn thực hiện giao đất, giao rừng không thu tiền sử dụng đất, sử dụng rừng cho nhiều Công ty Lâm nghiệp.

- Theo Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngay cả trong trường hợp Công ty Lâm nghiệp đã trả tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng bằng nguồn vốn của mình (không có nguồn gốc ngân sách) cũng chỉ được hưởng giá trị tăng thêm của rừng- một quy định thiếu rõ ràng, minh bạch, không rõ về cơ chế định giá trị tăng thêm ấy.

Hai là việc phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước về đất đai đã được luật hóa nhưng trách nhiệm quản lý giữa các cơ quan vẫn chưa rõ ràng. Chức năng quản lý Nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên thiếu thống nhất từ cấp Bộ đến cấp

Sở cụ thể: Điều 1 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai; tuy nhiên liên đến đất lâm nghiệp thì theo quy định tại Điều 1 của Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại xác định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp.

Ba là, các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho cho công tác quản lý tại địa phương. Sự thay đổi của cơ chế quản lý mới của Nhà nước từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn tới mối quan hệ sử dụng đất cũng có nhiều thay đổi nhưng bộ máy quản lý về đất đai thay đổi chưa phù hợp. Trước đây khi ngành lâm nghiệp còn khó khăn, các Công ty Lâm nghiệp được giao sứ mệnh trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa để góp phần phát triển kinh tế, xã hội nhưng hiện nay khi trồng rừng mang lại lợi ích kinh tế tư duy của một số bộ phận lại cho răng cần thu hồi đất của các Công ty để giao cho người dân trồng rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 91 - 93)