Hiệu quả từ công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 89)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3.1. Hiệu quả từ công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp

Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 2003 và sau khi tiến hành rà soát, sắp xếp lại các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp theo Nghị quyết số 28- NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ; công tác quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã dần

kết quả nhất định. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm kê, thống kê đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thanh tra, kiểm tra giải quyết các đơn thư khiếu nại đã được tổ chức thực hiện kịp thời. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quan tâm đảm bảo về lực lượng, vững về chuyên môn, từng bước đầu tư trang thiết bị làm việc để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Hiệu quả về mặt kinh tế

Từ sau khi tiến hành sắp xếp đổi mới cùng với việc làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, đời sống của các cán bộ, công nhân viên các Ban quản lý và Công ty Lâm nghiệp từng bước được cải thiện và không ngừng được nâng cao. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sử dụng đất và sản xuất cây lâm nghiệp nên chất lượng và năng suất cây trồng của các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp ngày càng tăng.

Trong văn kiện Đại hội Đảng đã nêu lên định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

và vùng “phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững”. Ngành lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế tổng thể, do đó phát triển ngành lâm nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Hiệu quả về mặt xã hội

Về mặt xã hội, việc sử dụng đất có hiệu quả của các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động tại địa phương. Các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh ngoài nhiệm vụ giữ đất, giữ rừng đã thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội, chính trị. Lâm nghiệp có thể tự hào trong mọi hoàn cảnh đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành những nhiệm vụ chính trị được giao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp chung bảo vệ tổ quốc và xây dựng XHCN. Sản xuất lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội.

Trong những năm tháng khó khăn, rừng đã là điểm tự quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Bước sang thời kỳ đổi mới, vai trò to lớn của rừng, lâm nghiệp tiếp tục được chú trọng phát huy, trong đó vai trò bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững được quan tâm hơn. Phấn khởi với thành tựu đạt được, ngành Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế tiếp tục thực hiện các giải pháp để vượt qua những thử thách mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Rừng phải được bảo vệ tốt hơn để thực sự trở thành lá chắn sinh thái trước sự biến đổi của khí hậu, trước sự gia tăng của thiên tai. Mặt khác, rừng phải phát huy cao hơn mọi tiềm năng, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân [55].

Hiệu quả về môi trường

Sau khi tiến hành sắp xếp đổi mới, việc các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến lâm sản đã góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Cụ thể: trong khai thác rừng tự nhiên, ở khâu chặt hạ, các tổ chức đã tăng tối đa tỷ lệ lợi dụng gỗ (chặt thấp gốc), giảm thiểu ảnh hưởng đến các cây xung quanh; trong vận xuất sử dụng công cụ hỗ trợ, việc mở đường đảm bảo độ dốc theo yêu cầu đã giảm thiểu xói mòn đất và không ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng sau khai thác.

Quá trình việc sắp xếp đổi mới, việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng, người dân được nhân đất, nhận rừng nên mọi người có ý thức hơn trong việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng, tình trạng thiếu công ăn việc làm được giải quyết đã giảm sức ép lên rừng tự nhiên; diện tích trồng rừng đang tăng mạnh, các công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đều đươc triển khai đến các chủ rừng, hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc làm pha hoại cây trồng đã giảm đáng kể.

Nhưng bên cạnh đó tình trạng ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước đang một ngày gia tăng xuất phát hệ quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học không hợp lý. Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý để giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường và sử dụng đất có hiệu quả.

Công tác lập, công khai, thực hiện quy hoạch: trong những năm qua UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nghiêm túc việc lập, công khai, thực hiện quy hoạch đất đai; quy hoạch bảo vệ phát triển rừng. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w