Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 82)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.4.1Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

bàn tỉnh

2.2.4.1 Tổ chức bộ máy thực hiện quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp trênđịa bàn tỉnh địa bàn tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi hành chính. UBND tỉnh là cơ quan quản lý Nhà nước do Hội đồng nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐND. Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu của UBND tỉnh được quy định cụ thể tại Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp năm 2003. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai, UBND tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi; các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; phát triển sản xuất và bảo vệ cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình Chính phủ xét duyệt; xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp dưới trực tiếp; quyết định việc giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, giải quyết các tranh chấp đất đai; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy hoạch; tổ chức khai thác rừng theo quy định của Chính phủ.

Thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai và lĩnh vực lâm nghiệp, UBND tỉnh có 02 cơ quan chuyên môn tham mưu là sở Tài nguyên và Môi trường và sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

Đối với lĩnh vực đất đai, sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất:

- Giúp UBND cấp tỉnh lập quy hoạch, KHSDĐ và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ cấp tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

- Tổ chức thẩm định, trình UBND cấp tỉnh xét quy hoạch, KHSDĐ của huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và kiểm tra việc thực hiện;

- Trình UBND cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển QSDĐ, chuyển mục đích SDĐ, cấp GCNQSDĐ cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh;

- Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai; ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức;

-Tham gia định giá các loại đất ở địa phương theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do Chính phủ quy định;

Về lâm nghiệp, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước ở địa phương về lâm nghiệp;

- Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của UBND huyện, thị;

- Giúp UBND quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng;

Giúp UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện, thị thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư ấp, xóm và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định;

- Tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng và chống dịch bệnh gây hại rừng, cháy rừng;

- Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng; giúp UBND tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định;

- Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và UBND cấp huyện sau khi được phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.

2.2.4.2. Việc ban hành văn bản liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại các nông - lâm trường, Công ty nông - lâm nghiệp

Trong thời gian từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan quản lý đất đai ở địa phương luôn thực hiện đúng các quy định, văn bản của các cơ quan có thẩm quyền, đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, đăc biệt là đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng một cách đồng bộ và toàn diện trên địa bàn, hạn chế được những tiêu cực phát sinh và cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi dần vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, quỹ đất đã được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Trên cơ sở các văn bản quy phạm của các Bộ, Ngành, Trung ương, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và mục tiêu tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trong đó có công tác quản lý sử dụng đất lâm nghiệp, đặc biệt quan tâm đến tình hình quản lý và sử dụng của các nông lâm -

trường trên địa bàn tỉnh; trong thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành một số quy định trong công tác quản lý sử dụng đất của các nông - lâm trường quốc doanh như sau:

- Quyết định số 3773/QĐ-UBND ngày 09/11/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp Phong Điền;

- Quyết định số 30/QĐ-UBND 04/01/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp Tiền Phong;

- Quyết định số 4263/QĐ-UBND ngày 19/12/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp Nam Hòa;

- Quyết định số 3774/QĐ-UBND 09/11/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp Phú Lộc;

- Chỉ thị số 12 /CT-UBND ngày 22/3/2012 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý sử dụng đất lâm nghiệp…

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 79 - 82)