Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 110 - 111)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất

Thứ nhất: Xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu

Việc quản lý sử dụng đất lâm nghiệp đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, môi trường không thể bỏ qua giai đoạn quy hoạch vùng nguyên liệu. Một trong những hạn chế trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng của các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp trong thời gian qua là việc gắn kết giữa chế biến và rừng nguyên liệu chưa chặt chẽ. Khắc phục tồn tại này, định hướng trong thời gian tới các Công ty Lâm nghiệp cần kếu gọi đầu tư để phát triển vùng nguyên liệu, thu hút người dân tham gia các chương trình xây dựng vùng nguyên liệu. Khuyến khích tích tụ đất đai bằng các hình thức khác nhau để tạo vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung, chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia các dự án liên kết liên doanh trồng rừng vì hiện nay các Công ty Lâm nghiệp hiện nay không vay được vốn từ các tổ chức tín dụng cũng như không có vốn để trồng rừng.

Thứ hai: Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ

Các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp chủ động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về giống cây trồng rừng có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu thiên tai (gió bão, sâu bệnh) qua việc xây dựng trung tâm sản xuất giống cây rừng chất lượng cao hoặc xây dựng vườn ươm giống. Việc ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vừa nhằm mục đích sản xuất giống xây trồng phục vụ cho cho trồng rừng trên đất của các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp, vừa cung ứng cây giống cho nhân dân và các tổ chức kinh tế khác trên địa bàn. Với những giống cây rừng cho năng suất cao góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất tạo

Đồng thời, các tổ chức nên ứng dụng sử dụng GPS và ảnh vệ tinh trong công tác giám sát hoạt động rừng qua đó giám sát việc sử dụng đất.

Thứ ba: Phát huy các hình thức giao khoán để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp. Với quỹ đất được giao quản lý, các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp đã trực tiếp tiến hành tổ chức sản xuất nhằm tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. Đó là kết quả phấn khởi đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng đất các tổ chức, đặc biệt là các Công ty Lâm nghiệp phải không ngừng áp dụng nhiều hình thức khoán khác nhau như: khoán theo công đoạn, khoán theo thời vụ, khoán hàng năm để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triến lâm nghiệp qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Trong các hình thức giao khoán cần tăng cường áp dụng hình thức giao khoán cho các hộ quản lý sử dụng. Thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp cho người dân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp đã mang lại cho ngươì dân tư liệu sản xuất. Trách nhiệm của người dân với việc sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả hơn và nâng cao hơn; huy động được nguồn vốn, sức lao động dư thừa của người dân vào phát triển nghề rừng, diện tích rừng có sẵn được bảo vệ tốt; đồng thời diện tích rừng được trồng mới tăng lên, giảm diện tích đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ cho đất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống cho nhân dân.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w