Giai đoạn từ 1993 đến thời điểm trước khi sắp xếp, đổi mới

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 57)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.1.3.Giai đoạn từ 1993 đến thời điểm trước khi sắp xếp, đổi mới

Tất cả các LTQD đều đăng ký thành lập lại theo Nghị định 388/CP, không có trường hợp nào giải thể. Đến năm 1997, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định thành lập Công ty kinh doanh lâm nghiệp (KDLN) trên cơ sở hợp nhất 03 LTQD Nam Đông, Hương Giang, Hương Thủy. Các LTQD khai thác tài nguyên gỗ tự nhiên vẫn tiếp tục đứng vững nhờ vào cơ chế thị trường, nhu cầu gỗ ngày càng nhiều phục vụ cho công nghiệp hóa và chế biến, xuất khẩu. Các LTQD trồng rừng trụ vững nhờ vào việc triển khai các dự án 327, 661.

Đến trước thời điểm sắp xếp, chuyển đổi năm 2004 toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 Nông Lâm trường quốc doanh: A Lưới, Hương Giang, Hương Thủy, Nam Hòa, Nam Đông, Tiền Phong, Phong Điền, Khe Tre và Phú Lộc đã tồn tại hơn 25 năm và trải qua nhiều bước thăng trầm, có nhiều thay đổi cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động. Các tổ chức Nông Lâm trường quốc doanh vẫn tiếp tục hưởng bao cấp từ các nguồn ngân sách Nhà nước thông qua các chương trình dự án như 327, 661 hoặc tiếp tục khai thác gỗ mà không có sự kiểm soát chặt chẽ các khoản chênh lệch địa tô tài nguyên. Các lâm trường quốc doanh đã tiến hành rà soát lại diện tích đất đai quản lý, tuy nhiên cũng như trước đó việc thực hiện vẫn mang

tính hình thức; hoạt động sản xuất của các Nông Lâm trường vẫn hết sức khó khăn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh thấp, đóng góp cho ngân sách Nhà nước không đáng kể [48].

Sau khi có Nghị quyết 28/NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp đổi mới Nông Lâm trường quốc doanh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sắp xếp lại 04 Nông Lâm trường thành 04 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên và chuyển các lâm trường thành các Ban quản lý rừng phòng hộ. Với sự sắp xếp này, bước đầu đã ổn định bộ máy tổ chức, xác định lại cơ cấu lao động hợp lý, giải quyết lao động dư thừa, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi. Toàn tỉnh có 06 Ban quản lý rừng phòng hộ: BQL rừng phòng hộ A Lưới, BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, BQL rừng phòng hộ Hương Thuỷ, BQL rừng phòng hộ Nam Đông, BQL rừng phòng hộ Sông Bồ, BQL rừng

phòng hộ Sông Hương; 02 Ban quản lý rừng đặc dụng: BQL Khu bảo tồn thiên

nhiên Phong Điền, BQL Khu bảo tồn Sao La; 04 Công ty lâm nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Phú Lộc, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Nam Hoà, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp Phong Điền. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có Vườn Quốc gia Bạch Mã trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 57)