Quan điểm quản lý đất lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 99 - 100)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.1.3.Quan điểm quản lý đất lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Rừng vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị bảo vệ môi trường và giá trị cảnh quan du lịch sinh thái. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế cần phải phát huy hơn nữa các giá trị to lớn của rừng. Rừng phải được bảo vệ tốt hơn để thực sự trở thành lá chắn sinh thái cho đất nước trước sự biến đổi của khí hậu, trước sự gia tăng của thiên tai. Mặt khác, rừng phải phát huy cao hơn mọi tiềm năng, đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân và đặc biệt là phát huy giá trị cảnh quan du lịch.

Đất lâm nghiệp theo quan niệm truyền thống được nhìn nhận với vài trò chủ yếu là cung cấp lâm sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là gỗ và

lâm sản ngoài gỗ; cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư và cung cấp một phần nguyên liệu cho công nghiệp và xây dựng cơ bản. Ngày nay, quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh chóng, nhu cầu về du lịch sinh thái và vui chơi giải trí dưới tán rừng ngày càng tăng. Trong điều kiện này quá trình quản lý quỹ đất lâm nghiệp cần gắn với phát triển du lịch nhằm giảm áp lực đối với quá trình quản lý, sử dụng đất.

Với quan điểm này cần xác định mục tiêu xây dựng các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trở thành khu du lịch sinh thái, các điểm du lịch nghiên cứu khoa học,

nghỉ dưỡng. Tuy nhiên để thực hiện mục tiêu trên cần phải có sự ưu tiên lựa chọn đối với các khu vực có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hóa bản địa, có tính đại diện cho một vùng gần với những khu du lịch khác trong tỉnh để có thể tổ chức một tour du lịch trọn gói. Mục tiêu quản lý đất lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch phải hướng tới các tổ chức có những điều kiện đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động du lịch sinh thái về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các công trình xây dựng phải được khai thác có hiệu quả với các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan thắng cảnh thiên nhiên và giáo dục bảo vệ môi trường.

Việc quản lý đất lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch với ý nghĩa tích cực làm tăng hiệu quả sử dụng quản lý đất lâm nghiệp. Tuy nhiên nếu không xây dựng quy hoạch cụ thể, không xác định mục tiêu quản lý rõ ràng dễ xảy ra tình trạng phá vỡ quan điểm quản lý với phát triển bền vững, diện tích rừng dễ bị suy giảm do lợi nhuận trước mắt của hoạt động du lịch; việc ô nhiểm môi trường và tình trạng chuyển nhượng trái phép đất lâm nghiệp. Thực tế trong thời gian qua một số địa phương như Lâm Đồng đã xây dựng các khu du lịch sinh thái gắn với việc quản lý đất lâm nghiệp nhằm tăng hiệu quả kinh tế đối với loại đất này vói 109 dự án nhưng chưa phát huy cao các giá trị do việc phát triển du lịch sinh thái gây ô nhiểm môi trường và tình trạng chuyển nhượng đất lâm nghiệp trái phép.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 99 - 100)