Hiện trạng sử dụng đất của các Công ty Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 77)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của các Công ty Lâm nghiệp

Thực trạng quản lý sử dụng đất

Sau khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh theo quy định tại Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 và Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 04 Công ty lâm nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Phú Lộc, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Phong Điền, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Nam Hoà, Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong. Tính đến năm 2012, diện tích đất các Công ty Lâm nghiệp quản lý là 25.379,5 ha. So với diện tích đất được Nhà nước giao để sản xuất lâm nghiệp vào năm 2005, thì hiện nay diện tích đất của các Công ty đều được điều chỉnh phù hợp với quy mô và năng lực quản lý và sản xuất, có hướng giảm xuống, trong đó thu hồi các diện tích gần dân cư, đường giao thông thuận lợi trả lại cho các địa phương giao cho người dân sản xuất, kinh doanh nông – lâm nghiệp.

Trên tổng diện tích 25.379,5 ha được giao, đất lâm nghiệp của các Công ty lâm nghiệp là 24.845,37 ha; trong đó: đất quy hoạch rừng sản xuất là 17.262,27, đất quy hoạch rừng phòng hộ 7.025,30 ha và đất quy hoạch rừng đặc dụng là 557,80. Ngoài ra, các Công ty lâm nghiêp còn một diện tích 356,60 đất chưa sử dụnng.

Bảng 2.9: Biến động tình hình quản lý, sử dụng đất của các Công ty lâm nghiệp từ 2005 – 2012 [35] STT Hạng mục Diện tích đất năm 2005 Diện tích đất năm 2012 Diện tích đất dự kiến trả về địa phương sau năm

2012

Tổng diện tích 25.759,86 25.379,51 626,70

1 Đất nông nghiệp 18.917,40 24.856,17 626,70 2 Đất lâm nghiệp 18.914,40 24.845,37 626,70 2.1 Đất quy hoạch rừng sản xuất 14.336,30 17.262,27 389,10 2.2 Đất quy hoạch rừng phòng hộ 4.148,70 7.025,30 174,60 2.3 Đất quy hoạch rừng đặc dụng 429,40 557,80 63,00

3 Đất nông nghiệp khác 3,00 10,80 - 4 Đất phi nông nghiệp 881,36 166,74 - 5 Đất chưa sử dụng 5.961,10 356,60 -

Các Công ty Lâm nghiệp sử dụng đất tuân thủ quy hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt, tuy nhiên để phù hợp với quy mô và năng lực quản lý sản xuất một số Công ty TNHH lâm nghiệp đã được điều chỉnh diện tích. Diện tích rừng được giao bảo vệ tốt, đồng thời, các Công ty đã đưa diện tích đất chưa sử dụng (đất trống) vào sản xuất kinh doanh phục vụ công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng. Các Công ty đã tạo được vùng nguyên liệu chuyên canh, phục vụ cho việc chế biến nguyên liệu giấy, năng suất cây trồng ngày được nâng cao, đảm bảo sản xuất mang tính hàng hóa trong nông lâm nghiệp. Việc quản lý đất đai đã thống nhất, ít có sự chồng chéo, tranh chấp cũng như tình hình khiếu nại, tố cáo của Công ty, của người dân địa phương liên quan đến đất đai của các Công ty đến nay chua có vụ việc phúc tạp, điển hình..

Bảng 2.10: Hiện trạng sử dụng đất của các Công ty Lâm nghiệp [36]

TT ĐƠN VỊ Tổng DT tự nhiên Đất lâm nghiệp Đất chưa sử dụng DT đất lâm nghiệp T ổng DT có rừng Đất có rừng Đ ất CSD QHLN Tổng RTN Rừng trồng 1 CT.NAM HÒA 15,198.4 6 15,186.30 13,733.09 13,109.70 623.39 1,453.21 12.16 2 CT.PHÚ LỘC 2,219.55 2,216.60 2,009.40 795.60 1,213.80 207.20 2.95 3 CT. TIỀN PHONG 4,880.10 4,459.50 4,132.10 368.00 3,764.1 327.40 420.60 4 CT. PHONG ĐIỀN 2,388.90 2,293.97 2,293.97 - 2,293.97 - 94.93 Thực trạng quản lý, sử dụng rừng

Các Công ty Lâm nghiệp đã thực hiện nghiêm túc các quy đinh của pháp luật về bảo vệ rừng đã tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lượng trên địa bàn để bảo vệ rừng và quản lý đất lâm nghiệp được giao.

Các Công ty Lâm nghiệp đã thực hiện các biện pháp khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, cải tạo rừng. Đặc biệt đối với rừng sản xuất là rừng trồng rất được các Công ty Lâm nghiệp đầu tư phát triển. Trước đây, dựa vào Chương trình 32, Dự án 661 các Công ty đã trồng các loại cây chu kỳ kinh doanh dài, đến nay các Công ty chủ yếu trồng rừng nguyên liệu có chu kỳ kinh doanh ngắn: Keo lai, Bạch đàn, Keo lai tượng; áp dụng các tiến bộ về giống để tăng

năng suất, chất lượng rừng. Theo số liệu điều tra, khảo sát tại Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong thì chất lượng rừng của Công ty là 1.600 ha rừng trồng sản xuất kinh doanh từ 2006 đến 2012 đạt năng suất 130 m3 – 150m3/ha/chu kỳ 7 năm.

Rừng và đất rừng của các Công ty chủ yếu sử dụng vào kinh doanh với hoạt động chủ yếu là khai thác gỗ và lâm sản. Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở Công ty Nam Hòa, Công ty đang quản lý theo Phương án điều chế rừng,

hàng năm khai thác khoảng 2.500 – 3.000 m3 theo kế hoach đã được UBND tỉnh

cấp phép [37]. Tuy nhiên, hiện nay, áp lực xấu tác động đến rừng và đất tự nhiên của Công ty quản lý là rất lớn. Với đặc điểm rừng tự nhiên do Công ty quản lý tương đối rộng, nằm ở vùng sâu, nhiều sông suối, địa hình chia cắt phức tạp nên công tác quản lý cũng gặp một số khó khăn.

Các Công ty còn lại chủ yếu tập trung khai thác gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp giấy, ván nhân tạo và dăm gỗ xuất khẩu. Hiện nay, 03 Công ty Tiền Phong, Phú Lộc, Phong Điền đang quản lý 7.895,3 ha rừng trồng, trong đó rừng sản xuất là 6.819 ha. Hàng năm, các Công ty khai thác từ 300-500 ha để trồng lại rừng.

Thực trạng lao động, việc làm của các Công ty Lâm nghiệp

Tổng số lao dộng của các Công ty Lâm nghiệp tính đến thời điểm năm 2012 là 256 người, số lao động quản lý là 21 người, số lao động trực tiếp sản xuất là 263 người trong đó có 177 lao động thuê ngoài. Việc hợp đồng với lao động bên ngoài góp phần giải quyết lớn một lực lượng lao động phổ thông ngoài biên chế của các Công ty có việc làm thường xuyên, thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định xã hội tại địa phương.

So với thời điểm trước khi tiến hành sắp xếp, đổi mới chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc trong các Công ty Lâm nghiệp không ngừng được nâng cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tào đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Điển hình là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên lâm nghiệp Tiền Phong tỉnh đến năm 2012 đang quản lý tổng số lao động 82 người, tăng 35 người so với thời điểm sắp xếp, chuyển đổi. Trong đó, cơ cấu lao động 25% gián tiếp, 75% trực tiếp sản xuất với trình độ đạo học là 34 người, thu nhập của người lao động trên 4,5 triệu đồng/tháng năm 2012; ngoài ra, Công ty còn tạo việc làm thường xuyên cho trên 200 lao động/năm.

Thực trạng phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các Công ty đã đúc rút kinh nghiệm trồng rừng trên cơ sở điều kiện đất đai, đặc điểm khi hậu, nhu cầu thị trường để lựa chịn tập đoàn cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao. Các Công ty Lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đã áp dụng giống cây trồng mới có sản lượng cao, chu kỳ kinh doanh ngắn. Nếu như trước đây việc trồng rừng sử dụng cây giống gieo ươm từ hạt – phương thức tạo ra chất lượng rừng không đồng đều, năng suất thấp, chu kỳ kinh doanh dài thì hiện nay các Công ty đã sử dụng cây giống được ươm từ hom (cây đầu dòng nuôi cấy mô) hoặc nuôi cấy mô.

Hình 2.2: Cơ sở sản xuất cây cấy mô của Công ty Tiền Phong

Hiện nay, các Công ty không thực hiện việc trồng rừng quảng canh như trước đây mà đã áp dụng các hình thức trồng rừng thâm canh ở các mức độ khác nhau. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năng suất và chất lượng rừng và giá trị kinh tế từ rừng trồng tăng dần, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được nâng cao. Tuy nhiên, cùng thực trạng giống như các Ban quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật lâm nghiệp chưa phát triển tương xứng theo thế mạnh lâm nghiệp hiện nay, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học cao tạo ra giống cây con trồng rừng, kỹ thuật công tác thâm canh cao chưa áp dụng rộng rãi, kỹ thuật quản lý rừng bền vững rừng tự nhiên là vấn đề quan tâm lớn hiện nay nhưng chưa đáp ứng được.

Thực trạng công tác SXKD

Hoạt động kinh doanh của các Công ty Lâm nghiệp chủ yếu là khai thác lâm sản: gỗ rừng trồng, gỗ rừng tự nhiên và khai thác nhựa thông, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và tạo giống cây con. Trong năm 2012, các Công ty Lâm nghiệp đã khai thác được 16.647 tấn gỗ trong đó: gỗ rừng tự nhiên là 2,649 tấn, gỗ rừng trồng 13.998 tấn, khai thác được 211 tấn nhựa thông, trồng 305 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 100 ha rừng và tại được 34 vạn cây con.

Sau khi tiến hành sắp xếp, chuyển đổi, các Công ty đã tạo được những chuyển biến tích cực về mọi mặt. Quy mô hoạt động, năng lực quản lý, hiệu quả kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, các chỉ tiêu vốn và tài sản, vốn điều lệ đều tăng. Trong các năm từ 2009 đến năm 2011, tổng doanh thu của các Công ty đều không ngừng tăng lên, trong đó tổng doanh thu năm 2011 là 39.043 triệu đồng, mức lợi nhuận là 5.868 triệu đồng.

Bảng 2.11: Tình hình tài chính của các Công ty Lâm nghiệp

TT Nội dung Đơn vị

tính

Phân theo năm

2009 2010 2011

1 Tổng doanh thu triệu đồng 18.980 21.609 39.043

2 Lợi nhuận triệu đồng 5.685 3.449 5.868

3 Nộp NSNN triệu đồng 3.195 3.236 7.917

4 Nộp cơ quan quản lý cấp trên triệu đồng 1.766 3.782 4.079

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w