Nhóm giải pháp xây dựng mô hình quản lý hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 100 - 106)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng mô hình quản lý hoàn chỉnh

Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý Nhà nước về đất đai

Trên cơ sở đánh giá, phân tích những ưu điểm và tồn tại của hệ thống pháp luật đất đai hiện hành cho thấy rằng, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai là cần thiết. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là chìa khóa thành công cho công tác quản lý đất đai đạt hiệu quả. Việc hoàn thiện pháp luật đất đai cần quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách đất đai của Đảng trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật; từng bước hoàn thiện các quy định về người sử dụng đất, quyền sử dụng đất và nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

Quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật về đất lâm nghiệp cần tập trung khắc phục những xung đột pháp luật giữa những quy định của Luật Đất đai với Luật Bảo vệ Môi trường; bổ sung quy định quyền hưởng lợi rừng tự nhiên đặc biệt là mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước - với tư cách là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên, với chủ rừng - với tư cách là người được Nhà nước giao quyền sử dụng rừng thông qua hình thức giao rừng, cho thuê rừng; bổ sung quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng, lồng ghép giữa vấn đề đất đai với vấn đề môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững; quyền được dùng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng vào việc liên doanh, liên kết trồng rừng, cải tạo rừng.

Trước mắt trong giai đoạn 2014 – 2015 chính sách quản lý đất lâm nghiệp cần ưu tiên tập trung một số nội dung chính sau đây:

- Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, từng bước quản lý diện tích đất rừng là rừng sản xuất tự nhiên còn lại theo nguyên tắc bền vững, việc sử dụng rừng phải được hoàn trả về mặt tài chính; hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo hướng các tiềm năng giá trị đa chức năng của rừng được chuyển thành giá trị có tính thương mại.

- Bổ sung quy hoạch bảo vệ phát triển rừng gắn với quy hoạch sử dụng đất, diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo loại sử dụng, diện tính chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của các ngành, các địa phương trong kỳ quy hoạch phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đề xuất nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường trong việc lập, xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và quy hoạch rừng.

- Bổ sung các chế tài quy định đối với các diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có đất trong kỳ quy hoạch phải thực hiện đúng quy hoạch, không được tự ý xây dựng các công trình kiên cố hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

+ Trình tự, thủ tục, hồ sơ giao đất gắn với giao rừng;

+ Quy định chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo hướng quy định rõ thẩm quyền cho phép chuyển mục đích Hiện nay, Điều 58 Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư: Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây: Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng….

+ Miễn giảm tiền thuê đất cho các Công ty Lâm nghiệp sử dụng đất lâm nghiệp đối với rừng trồng sản xuất để các Công ty đang thiếu vốn có điều kiện đầu tư vào các loại rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt đang phục hồi và nuôi dưỡng mà Công ty đang quản lý bảo vệ;

+ Đồng thời, điều chỉnh các bất cập về quy định như các Công ty đang quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên không được phép khai thác gỗ về nguyên tắc phải thuê đất trong lúc diện tích rừng tự nhiên này chỉ để bảo vệ và quản lý.

Đặc biệt, hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp cần tập trung rà soát, sửa đổi các cơ chế, chính sách và pháp luật liên quan đảm bảo điều kiện phù hợp cho quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển Công ty Lâm nghiệp. Hiện nay, các Công ty Lâm nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh rừng tự nhiên do đó cần thực hiện cơ chế giao rừng tự nhiên cho các Công ty để sản xuất kinh doanh có đánh giá rừng và có thu hồi lại giá trị rừng thông qua thực hiện chính sách giá cây đứng hoặc thực hiện cơ chế giao rừng tự nhiên cho Công ty Lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh thông qua thực hiện chính sách thuê rừng.

Nhiều năm sống và làm việc trong chế độ bao cấp, một thế hệ người dân Việt Nam đã bị ảnh hưởng phần nào lối làm việc và tư duy khép kín mà ở đó cơ chế "Xin- Cho" rất phổ biến. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai trong một thời gian dài.

Giải pháp đề ra là công khai, minh bạch mọi hoạt động quản lý đất đai mà quan trọng nhất là quy hoạch, kế hoạch SDĐ, hoạt động giao đất, cho thuê đất, chuyển QSDĐ, thu hồi đất. Đây là những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đối tượng sử dụng đất. Bên cạnh đó cơ quan quản lý nên xây dựng một mối liên hệ thông tin hai chiều với người dân, thông qua mối liên hệ này cơ quan quản lý sẽ kịp thời phát hiện những yếu kém trong công tác quản lý, những trường hợp cán bộ nhũng nhiễu dân để kịp thời xử lý, đồng thời cũng tạo điều kiện cho người dân giải toả được vướng mắc và bức xúc.

Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai

Đất vừa là tài nguyên (thuộc hệ thống môi trường) vừa là tài sản (thuộc hệ thống kinh tế) vừa là không gian sống của người dân (thuộc hệ thống mạng lưới xã hội) do đó các quy luật của ba hệ thống này đều đồng thời tác động, ở vấn đề này thì quy luật này tác động mạnh hơn, rõ nét hơn và ở vấn đề khác thì ngược lại. Với vấn đề quy hoạch đất đai thì quy luật của hệ thống xã hội sẽ tác động mạnh hơn bới nó tác động trực tiếp đến không gian sống của người dân. Tuy nhiên, mức độ nhận thức của người dân về đất đai còn nhiều khác biệt. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết. Mặt khác, hiện nay việc lấn chiếm đất rừng các tổ chức đang quản lý của người dân ngày càng phổ biến, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai đến người dân là rất quan trọng.

Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy

Giải pháp về công tác tổ chức bộ máy tập trung vào tiến trình cải cách hành chính theo hướng tinh giảm bộ máy, hiệu quả và giảm bớt các thủ tục

Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước cho thấy việc đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới bộ máy cơ quan công quyền chưa theo kịp với tiến trình đổi mới kinh tế - xã hội. Bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hiệu lực quản lý thấp, các thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà ... đang cản trở quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy việc đổi mới, cải cách bộ máy hành chính đang là yêu cầu vô cùng cần thiết. Bộ máy cơ quan quản lý đất đai cũng không "nằm ngoài" quá trình này: "Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất ... Bảo đảm sự quản lý Nhà nước thống nhất của trung ương, đồng thời phân cấp cho địa phương, có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai.

Việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai đặt trong tổng thể của quá trình cải cách hành chính; đồng thời xác lập những giải pháp cụ thể của quá trình hoàn thiện bộ máy các cơ quan này theo hướng: (i)Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai thành một thể thống nhất trên cả nước từ trung ương đến địa phương, có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau trong quá trình hoạt động; (ii) Mỗi cơ quan cần được quy định rõ trách nhiệm theo "chiều dọc" và sự phụ thuộc theo "chiều ngang". Việc phân định rõ như vậy mới đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động của từng cơ quan, tránh tình trạng các cơ quan không biết mình ở vị trí nào, cần phải làm theo sự chỉ đạo, và kiểm soát của các cơ quan nào trong từng trường hợp cụ thể; (iii) Kiên quyết thực hiện việc giảm sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan, bằng việc thực thi đúng chủ trương “một công việc chỉ giao cho một cơ quan giải quyết”. Bởi lẽ, việc hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý đất đai mà không đặt trong tổng thể quá trình cải cách hành chính thì chất lượng hoạt động của các cơ quan này không cao. Do hệ thống cơ quan quản lý đất đai có mối liên hệ mật thiết và gắn liền với các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước. Mặt khác, cần tăng cường lực lượng bảo vệ rừng đối với các tổ chức đang quản lý đất lâm nghiệp. Với diện tích 500 ha rừng như hiện nay nhưng chỉ quy định có 01 cán bộ bảo vệ rừng, bảo vệ đất lâm nghiệp thì khó tránh khởi việc lấn chiếm rừng, chặt phá rừng.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ bảo vệ rừng

Hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng phụ thuộc chủ yếu vào ý thức, thái độ, năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, cán bộ khoa học công nghệ và cán bộ bảo vệ rừng. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh chóng của tình hình thực tiễn là vấn đề nóng cần được xem xét. Các khó khăn chung của nhiều ngành kể cả ngành giáo dục đào tạo, ngành quan trọng nhất để đào tạo nhân lực. Do vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đầy đủ năng lực chuyên môn, trình độ phù hợp với quản lý đất lâm nghiệp cần có chiến lược phù hợp, lâu dài không thể nôn nóng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất lâm nghiệp cần nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và xác định ý thức, thái độ đúng đắn của đội ngũ cán bộ này theo hướng:

- Xây dựng chiến lược dài hạn, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, cán bộ khoa học công nghệ và cán bộ bảo vệ rừng;

- Xây dựng ý thức, thái độ đúng đắn vì nhân dân phục vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai;

- Cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, cán bộ khoa học công nghệ và cán bộ bảo vệ rừng để họ yên tâm công tác. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác, khen thưởng kỷ luật rõ ràng, khoa học. thường xuyên tiến hành đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên để uốn nắn kịp thời những sai phạm.

- Cung cấp đầy đủ các điều kiện vật chất đáng ứng yêu cầu công việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai;

- Thường xuyên đánh giá về năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và ý thức, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai, cán bộ khoa học công nghệ và cán bộ bảo vệ rừng dựa vào tiêu chí sự hài lòng của dân khi sử dụng các dịch vụ công về đất đai. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ,

đảng viên không đủ tư cách phẩm chất trình độ. Từ đó, phấn đấu không để xảy ra hiện tượng cán bộ QLNN vi phạm tiêu cực trong QLĐĐ.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 100 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w