Quan điểm quản lý phải đảm bảo mang tính hệ thống đồng bộ

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 98 - 99)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

3.1.2.Quan điểm quản lý phải đảm bảo mang tính hệ thống đồng bộ

Đất đai nói chung, đất nông nghiệp bao gồm đất lâm nghiệp nói riêng cần phải được quản lý một cách chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ. Quyền quản lý phải được tập trung trong tay Nhà nước. Nhà nước là đại diện sở hữu cho toàn dân về đất đai. Trong đó, ở các cấp Nhà nước chính là UBND các cấp. Theo sự phân cấp trong quản lý, sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND cấp tình, phòng Tài nguyên và Môi trường giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý và đại diện sở hữu toàn dân. Nhà nước thực hiện quyền sử dụng thông qua việc giao, cho thuê đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình về quyền sử dụng. Như vậy, quan điểm về sự tập trung thống nhất trong quản lý đất đai của Nhà nước là một quan điểm đúng đắn và thực sự cần thiết bởi nó đảm bảo cho đất đai được khai thác sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, bền vững và theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được Nhà nước đã phê duyệt.

Trong quan hệ đất đai, đặc biệt là đối với đất lâm nghiệp thì cần phải đảm bảo được quyền sở hữu toàn dân về đất đai và sự kết hợp với quyền sử dụng của người sử dụng đất. Có nhiều quan điểm cho rằng, khi đất nông nghiệp được giao sử dụng ổn định lâu dài, cùng với việc được thừa nhận các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp…. thì quyền sở hữu toàn dân về đất đai và việc đại diện sở hữu của Nhà nước là không có ý nghĩa. Tuy nhiên đó là một quan điểm sai lầm bởi quyền sở hữu được hình thành từ quyền chiếm hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng. Như vậy, người sử dụng đất chỉ được coi là có quyền sở hữu bộ phận. Từ điều này cho chúng ta thấy, đối với đất lâm nghiệp cần thực sự được quan tâm, phải đảm bảo sự kết hợp giữa quyền sở hữu toàn dân (mà đại diện là Nhà nước) và quyền sử dụng (đại diện là những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất).

Đất đai nói chung, đất lâm nghiệp nói riêng luôn phản ánh mối quan hệ xã hội phức tạp bởi nó liên quan đến lợi ích của cá nhân, của cộng đồng và của toàn xã hội. Đối với con người, lợi ích luôn là vấn đề trung tâm mà con người luôn muốn đạt được. Chính lợi ích nó đã kích thích và tạo ra động lực để con người hoạt động. Vì vậy để ổn định được xã hội thì yêu cầu cần đặt ra là chúng ta phải biết kết hợp hài hoà giữa các lợi ích, chúng ta phải chú ý đồng thời đến các lợi ích, để các lợi ích cùng được tồn tại song song cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường và sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 98 - 99)