Những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.3.2. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp

ổn định sản xuất; cơ bản đã tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và đất rừng được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng.

Các tổ chức đã xây dựng phương án sử dụng đất, phương án điều chế rừng một cách khoa học theo từng thời kỳ cụ thể, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp và duy trì, nâng cao chất lượng tài nguyên rừng và đất rừng trên địa bàn. Diện tích rừng được giao bảo vệ tốt, đưa diện tích đất chưa sử dụng (đất trống) vào sản xuất kinh doanh phục vụ công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng. Việc quản lý đất đai đã thống nhất, ít có sự chồng chéo, tranh chấp cũng như tình hình khiếu nại, tố cáo.

Đội ngũ cán bộ công chức: trình độ năng lực quản lý tài nguyên rừng của đội ngũ cán bộ lâm nghiệp bước đầu được nâng lên. Tuy vậy vẫn chưa đủ để thực hiện tốt công tác quản lý tại địa bàn. Hơn nữa số lượng cán bộ không được đào tạo đúng chuyên ngành và chưa đủ trình độ vẫn còn nhiều nên vẫn gặp khó khăn trong công tác quản lý và bồi dưỡng cán bộ.

2.3.2. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về đấtlâm nghiệp lâm nghiệp

Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp. Việc khai thác sử dụng đất hợp lý đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do đất đai là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt, các quan hệ về đất đai hết sức phức tạp, chính sách về đất đai cũng đang từng bước hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, nhận thức của người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế nên công tác quản lý Nhà nước về đất nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng vần tồn tại một số hạn chế.

Hiện nay, Nhà nước đã quy hoạch đất lâm nghiệp theo 03 loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. Tuy nhiên quy hoạch này và phương án tổ chức sản xuất

chưa rõ ràng về tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng. Đất quy hoạch cho các tổ chức lâm nghiệp đặc biệt là các Công ty Lâm nghiệp không có nghĩa tất cả đều sản xuất mà chỉ ở dạng tiềm năng. Theo đó, đối tượng kinh doanh của các Công ty Lâm nghiệp là rừng trồng sản xuất, đất có khả năng trồng rừng kinh tế, rừng tự nhiên giàu và trung binh. Vì vậy, trong rừng sản xuất các Công ty lâm nghiệp không thể tiến hành kinh doanh trên diện tích rừng nghèo, rừng phục hồi mà chỉ thực hiện chức năng quản lý tài nguyên rừng cho quốc gia. Theo quy định, đối với diện tích rừng không thể kinh doanh, các Công ty Lâm nghiệp được hỗ trợ tiền quản lý, bảo vệ như cơ chế đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tuy nhiên việc tách các diện tích này ra trên thực tế cũng rất khó khăn và các tổ chức ít được tiếp cận nguồn hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng. Thực tế hiện nay, các Công ty Lâm nghiệp mang tiếng là bao chiếm đất đai trong khi hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Trong một thời gian khá dài diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các tổ chức chỉ được xác định trên bản đồ mà không được chỉ rõ ngoài thực địa. Bản thân nhiều Công ty cũng không biết được cụ thể ranh giới, phạm vi, diện tích rừng quản lý của mình nên việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn [39]. Hiện nay, các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên trong thời gia tới công tác quản lý về đất đai sẽ thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó kinh doanh lâm nghiệp là một ngành đặc thù nhưng quá trình sắp xếp, đổi mới, các Công ty Lâm nghiệp phải chuyển giao các diện tích đất tốt và gần dân hơn cho canh tác nông nghiệp, đất để sản xuất lâm nghiệp là đất xấu, hoạt động trong vùng sâu, vùng xa; kinh doanh rừng có chu kỳ dài, nhiều rủi ro các Công ty Lâm nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình tồn tại và phát triển.

Đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật. Số lượng văn bản quá nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong quá trình áp dụng; trong nội bộ hệ thống còn có một số mâu thuẫn, tạo nên sự lúng túng trong xử lý và còn nhiều yếu tố chưa có khung điều chỉnh đầy đủ trong văn bản luật, tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật. Thực trạng trên

đã làm cho quan hệ pháp luật đất đai trở nên phức tạp, đẩy quan hệ đất đai vào tình trạng lộn xộn, thiếu công bằng và công tâm trong quản lý và sử dụng đất [42].

Thực tế hiện nay, công tác quy hoạch còn chắp vá chưa đồng bộ. Trong quá trình lập kế hoạch sử dụng đất chưa có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành với địa phương dẫn đến sự chồng chéo trong quy hoạch của các ngành với các địa phương. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn hạn chế, đặc biệt chưa có dự báo chính xác về nhu cầu quỹ đất. Một số địa phương, tổ chức, cá nhân chưa thật sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến sử dụng đất còn lãng phí, bỏ hoang hoá, vi phạm quy hoạch được duyệt. Quy hoạch 3 loại rừng chỉ ở mức độ tổng thể, ở dạng xây dựng phương án chưa quy hoạch cụ thể trên thực địa, tính pháp lý thấp nên thường bị thay đổi bởi quy hoạch của các ngành khác.

Một số địa phương, tổ chức, cá nhân chưa thật sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến sử dụng đất còn lãng phí, bỏ hoang hoá, vi phạm quy hoạch được duyệt. Trong quá trình sử dụng đất của các doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường dẫn đến ô nhiễm, huỷ hoại đất. Khu vực đồi núi có nơi đất đai bị rửa trôi mạnh, xói mòn trơ sỏi đá.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w