Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 85)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.4.3. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng

bảo vệ phát triển rừng

Trong những năm qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết số 19/2006/NQ-CP ngày 29/8/2006 . Sau khi được phê duyệt UBND tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, góp phần thức đẩy việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Gần đây, trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các tiềm năng, nguồn lực và hiện trạng sử dụng đất; xử lý, tổng hợp kết quả nghiên cứu, định hướng quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực mang tính kế thừa, có căn cứ khoa học, thực tiễn và đáp ứng nhu cầu sử

lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/4/2013. Để thực hiên quy hoạch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 58 về triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015); đồng thời đã ban hành Công văn số 2623 phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và công bố công khai toàn bộ tài liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, diện tích đất lâm nghiệp giảm khoảng 7.360 ha do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp để xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo độ che phủ rừng đến năm 2020 đạt trên 60%; trong quy hoạch đã thể hiện tiếp tục khai hoang, cải tạo khoảng 19.000 ha đất chưa sử dụng để trồng mới và khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng. Đồng thời để từng bước nâng cao giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp, đưa nghề rừng trở thành ngành kinh tế quan trọng và là ngành giải quyết việc làm, tạo thu nhập, đảm bảo ổn định cho các hộ dân cư ở các địa bàn sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch sử dụng đất đã thể hiện việc chuyển đổi giữa 3 loại rừng, trong đó có khoảng 3.660 ha từ đất rừng phòng hộ được chuyển đổi sang rừng sản xuất.

Bảng 2.12: Kế hoạch sử dụng đất phân theo năm của tỉnh Thừa Thiên Huế [57]

STT Chỉ tiêu

Diện tích năm 2010

(ha)

Diện tích đến các năm (ha)

Năm 2011 (ước thực

hiện)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đất nông nghiệp 382.814,37 383.000,14 384.291,61 384.627,14 384.640,88 384.847,04

1 Đất trồng lúa 32.013,56 32.239,63 31.573,82 31.341,24 31.112,00 30.867,53

Trong đó: Đất chuyên

trồng lúa nước 26.244,65 26.218,11 25.966,58 25.836,80 25.715,84 25.595,00

2 Đất trồng cây lâu năm 14.976,21 15.108,55 14.545,28 14.309,25 14.106,85 13.496,90 3 Đất rừng phòng hộ 100.964,54 101.410,43 100.752,40 100.142,37 100.002,49 100.328,00 4 Đất rừng đặc dụng 79.067,03 80.187,18 81.172,83 82.224,63 83.209,49 84.332,00 5 Đất rừng sản xuất 137.302,30 137.386,05 138.694,95 139.532,99 139.837,92 140.216,00 6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5.895,49 6.034,25 6.418,50 6.674,81 6.909,92 7.159,00

Bên canh đó, với mục tiêu quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học; huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của các thành phần kinh tế vào hoạt động sản xuất lâm nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, gắn với quy hoạch phát triển đô thị Thừa Thiên Huế, các đô thị vệ tinh và các khu công nghiệp để tạo không gian xanh về môi trường, phát triển đô thị xanh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2020.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế là 331.425,2 ha, trong đó, đất có rừng là 312.301,9 ha, đất chưa có rừng là 19.123,3 ha. Trong năm 2013, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiến hành rà soát quỹ đất lâm nghiệp của các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo đó diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 phân theo 03 loại rừng được thể hiện tại biểu sau:

Bảng 2.13: Diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2011-2020 phân theo 03 loại rừng của các tổ chức sử dụng đất

TT ĐƠN VỊ tích quản lýTổng diện 2011-2020 TRONG ĐÓ Rừng Sản xuất Phòng hộRừng Đặc dụngRừng TỔNG SỐ 168.605,15 46.659,29 68.272,76 53.673,10 I Các BQL Rừng P/hộ 86.822,44 28.681,68 58.140,76 - 1 A Lưới 23.756,51 5.085,05 18.671,46 - 2 Bắc Hải Vân 10.416,87 3.477,55 6.942,27 - 3 Hương Thủy 20.247,20 9.522,40 10.724,80 - 4 Nam Đông 11.362,00 4.812,00 6.550,00 - 5 Sông Bồ 12.265,26 4.353,20 7.912,05 - 6 Sông Hương 8.774,60 1.431,30 7.343,30 - II Các BQL Rừng Đ/dụng 57.095,70 636,00 3.374,00 53.085,70 1 Khu BTTNPĐ 41.448,70 509,00 - 40.939,70 2 Khu BT Sao La 15.647,00 127,00 3.374,00 12.146,00 II Cty TNHHNN 1 TV Lâm nghiệp 24.687,01 17.341,61 6.758,00 587,40 1 Nam Hòa 15.198,46 9.607,56 5.590,90 2 Phú Lộc 2.219,55 1.476,55 743,00 3 Tiền Phong 4.880,10 3.868,60 424,10 587,40 4 Phong Điền 2.388,90 2.388,90

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w