6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp
nước về đất lâm nghiệp
Công tác quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải được hoàn thiện theo Luật Đất đai, vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Trung ương, vừa phát huy quyền chủ động của địa phương. Quy hoạch sử dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp nói riêng là một trong những công cụ có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phải được xúc tiến trước khi giao cho các Ban quản lý, các Công ty Lâm nghiệp, các nhóm hộ và hộ gia đình. Đối với đất lâm nghiệp việc xây dựng quy hoạch phải đảm bảo tính bền vững theo nhu cầu của địa phương và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Việc này sẽ mang lại sự quản lý và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo lại những vùng rừng bị cạn kiệt. Trong đó sự tham gia của người dân trong việc lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp là cần thiết nhằm đảm bảo người dân nhận thức rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng đất lâm nghiệp. Đồng thời, khi xây dựng quy hoạch phải trên cơ sở đề xuất của các tổ chức và của ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được tiến hành theo các mục đích: đất được phân bố hợp lý theo cơ cấu sử dụng, phân loại rừng và tiềm năng sử dụng; quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và sự đầu tư sau đó vào hoạt động lâm nghiệp; các loại đất lâm nghiệp khác nhau được quản lý theo nhóm hang, phân loại và mục đích sử dụng tiềm năng của chúng; quy hoạch đất lâm nghiệp xác định rõ vị trí, diện tích các loại đất rừng theo phân hạng ba loại rừng: phòng hộ, sản xuất, đặc dụng và cấp phòng hộ. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý của công cụ này cấn thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống lập quy hoạch từ việc điều tra, khảo sát lấy ý kiến của người dân, các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp tới việc công bố, điều chỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một bộ phận của quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho nên việc đảm bảo sự phù hợp của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là một sự cần thiết. Nhằm tránh tình trạng phải thay đổi quy hoạch, kế hoạch chỉ vì lý do không đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của huyện, xã phải phù hợp với quy hoạch kế hoạch đất đai của tỉnh cũng nhằm để tránh việc phải điều chỉnh bổ sung hay điều chỉnh lại làm mất ổn định về đất đai cũng như đời sống của người dân.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải phản ánh được nhu cầu, nguyện vọng của người dân thông qua việc lấy ý kiến. Đặc biệt trong quy hoạch đất lầm nghiệp cần áp dụng hình thức quy hoạch đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia nhằm thu hút sự dóng góp ý kiến của nhân dân vào nội dung quy hoạch.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất phải được công bố công khai không những chỉ tại những trụ sở cơ quan, UBND các xã, thị trấn mà còn phải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để tránh tình trạng người dân không nắm được quy hoạch, kế hoạch rồi khi vi phạm lại thoái thác trách nhiệm.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng sử dụng đất đai phải được cụ thể hoá thành bản đồ, khoanh định rõ ràng, cụ thể từng khu đất quy hoạch cho các mục đớch nhất định. Khi có sự điều chỉnh về quy hoạch, kế hoạch cần phải được công bố công khai và giải trình cụ thể
Bên cạnh đó, nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý của công cụ này, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, quá trình thực hiện cần rà soát những điểm không
hợp lý của quy hoạch chi tiết đã được duyệt để điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch
theo hướng nâng cao chất lượng QHSDĐ, tạo tính thống nhất giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Như nội dung chương II đã phân tích, hồ sơ địa chính có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Vai trò của hồ sơ địa chính thể hiện ở việc không chỉ giúp chính quyền địa phương quản lý tài nguyên đất có hiệu quả mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng cần tập trung các công việc sau:
Đối với công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, cắm mốc ranh giới, đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quá trình quản lý đất đai của các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp chủ yếu trên cơ sở hiện trạng, các số liệu giữa quy hoạch 3 loại rừng với diện tích thực tế đang quản lý có nhiều sai khác, công tác quản lý đất đai của các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp rất lỏng lẽo, tình trạng lấn chiếm tranh chấp xảy ra thường xuyên liên tục. Việc xác định lại ranh giới, cắm mốc diện tích đất các Ban quản lý, các công ty lâm nghiệp đang sử dụng là rất cần thiết. Hiện nay, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai dự án đo đạc, chỉnh lý bản đồ xác định ranh giới, cắm mốc. Công việc này đòi hỏi các ngành Kiểm lâm, Tài nguyên và Môi trường, các xã nơi có đất, các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp phối hợp đồng bộ để xác định đúng diện tích đang quản lý sử dụng, diện tích đang bị lấn chiếm tranh chấp, diện tích giao lại cho địa phương để giao cho người dân trồng rừng phát triển kinh tế.
Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả quán lý đất lâm nghiệp thời gian qua kém hiệu quả một phần là do việc sử dụng đấ của các tổ chức thời gian qua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong năm 2013, với mục tiêu thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phần lớn diện tích đất của các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Đây là cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý có hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp.
- Cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai thường xuyên kiểm tra việc chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính để kịp thời phát hiện những sai sót và chỉnh lý, đồng thời tăng cường chuyên môn cho cấp dưới.
- Việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính cần phải được gắn liền với việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất lâm nghiệp.
Đối với công tác thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thống kê kiểm kê đất đai là công cụ để Nhà nước nắm một cách đầy đủ quỹ đất và sự biến động của nó. Việc thống kê, kiểm kê đất đai phải được thực hiện đảm bảo đúng thời gian quy định. Để hoạt động thống kê, kiểm kê đất đai đạt hiệu quả cần: nâng cao năng lực trình độ cho cán bộ công chức làm công tác thống kê, kiểm kê để có thể thống kê, kiểm kê diện tích đất đai một cách chính xác về diện tích và loại đất; thường xuyên tổ chức tập huấn và kiểm tra công tác thống kê, kiểm kê của cán bộ, công chức nhằm kịp thời phát hiện những sai sót và xử lý.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức sử dụng đất
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất góp phần đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các tổ chức theo đúng quy định của pháp luật là một trong những nội dung quản lý không kém phần quan trọng.
Quá trình thanh tra, kiểm tra cần chú ý vào các diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vị trí đất gần các khu vực đất công, các dự án chậm thực hiện theo tiến độ vì đây lá các khu đất dễ phát sinh tiêu cực và nhiều rắc rối. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm phải kiên quyết thu hồi và có kế hoạch quản lý, sử dụng, tránh tái lấn chiếm hoặc thu hồi xong lại để hoang hóa lãng phí hơn khi chưa thu hồi.
Đi cùng với công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức cũng cần tăng cường giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai của các tổ chức này. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện một cách dứt điểm, theo trình tự giải quyết luật định, đảm bảo về thời gian và tránh để tồn đọng hay giải quyết không thoả đáng để vượt cấp. Đặc biệt đối với các tranh chấp
phát sinh giữa các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp và nhân dân địa phương cần khuyến khích hoà giải cơ sở. Các khiếu nại, tố cáo, các tranh chấp khiếu kiện về đất lâm nghiệp nếu được giải quyết kịp thời sẽ làm tăng hiệu lực QLNN về đất đai. Quá trình giải quyết phải quán triệt nguyên tắc công khai, dân chủ. Người giải quyết khiếu nại, tố cáo phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có quyền lợi, lợi ích liên quan. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải được công bố công khai.