6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
1.2.3.1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp
Văn bản quy phạm pháp luât là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, quy định các quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần đối với một đối tượng hoặc nhiều đối tường và có hiệu lực trong
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng, tổ chức thực hiện các văn bản đó được xác định là cơ sở để thực hiện các nội dung khác. Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đất lâm nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước phải căn cứ theo thẩm quyền của mình và tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quá trình tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất lâm nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước cũng căn cư vào thẩm quyền của minh mà tổ chức hướng dãn cơ quan quản lý cấp dưới và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật đất đai hiểu và thực hiện các văn bản đó đạt hiệu quả.
Trong những năm gần đây nhằm thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất lâm nghiệp đã được ban hành như:
- Quyết định số 184/QĐ/HĐBT ngày 06/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng rừng và tổ chức kinh doanh theo phương thức Nông – Lâm kết hợp;
- Quyết định số 1171LN/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý 03 loại rừng, tiến hành phân cấp quản lý rừng;
- Thông tư liên bộ số 01/TT-LB ngày 06/02/1991 của Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục quản lý ruộng đất nhằm hướng dẫn việc giao rừng và đất để trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp;
- Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, năm 2004; - Luật Đất đai các năm 1993, năm 2001, năm 2003;
- Quyết định 261/CT ngày 21/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc khuyến khích đầu tư và phát triển rừng.
- Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp.
- Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
- Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định số 202/TTG ngày 02/05/1994 của Thủ tướng Chính phủ về quy định khoán, khoanh nuôi, tái sinh rừng và trồng rừng.
- Chương trình 327/CP/1992 của Chính Phủ về việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Chương trình 661/CP về việc trồng mới 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến năm 2010.
- Nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16 /11/1999 của Chính phủ về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Công văn số 1427/ CV/ĐC ngày 13/10/1996 của Tổng cục địa chính hướng dẫn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý Lâm trường quốc doanh;
- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
- Nghị định số 200/2004/NĐ-Cp ngày 03/12/2004 về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;
- Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNN-BTNMT ngày 29/01/2011 hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
Tóm lại, việc Nhà nước ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất lâm nghiệp đã tạo hành lang pháp lý để các cơ quan quản lý Nhà nước và người sử dụng đất quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp hiệu quả.