Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 36)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.2.3.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lâm nghiệp

* Giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp

Giao đất, cho thuê đất là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng dân cư sử dụng.

Như trên đã đề cập ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và đại diện chủ sở hữu. Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng dưới các hình thức như giao đất có thu tiền sử dụng đất, giao đất không thu

tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền hàng năm hay cho thuê đất trả tiền thuê đất cho cả thời kỳ.

Riêng đối với đất lâm nghiệp, quá trình giao đất, giao rừng Lâm nghiệp ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1968. Giai đoạn này vẫn duy trì cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung bao cấp nhưng đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về giao đất Lâm nghiệp. Trong ngành Lâm nghiệp lúc này mới chỉ có hai thành phần kinh tế là Lâm trường quốc doanh và hợp tác xã có hoạt động nghề rừng, gỗ và lâm sản ngoài gỗ là vật tư do Nhà nước thống nhất quản lý. Về khung pháp lý trong giai đoạn này đã có Nghị định 38/CP ngày 12/3/1968 của Chính phủ về công tác vận động định canh, định cư kết hợp với Hợp tác xã đối với đồng bào còn du canh, du cư; Thông báo số 18/TB-UB ngày 23/10/1968 của Hội nghị ban bí thư bàn về Lâm nghiệp; Quyết định số 179/HĐ-BT ngày 12/11/1968 của Hội đồng Bộ trưởng về một số Chính sách đối với Hợp tác xã có kinh doanh nghề rừng…

Bước sang thời kỳ đổi mới năm 1986, Nhà nước đã khuyến khích nhiều người nhận đất đồi núi trọc bỏ vốn gây trồng rừng. Việc tổ chức thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiêp trong thời kỳ này của ngành lâm nghiệp dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai. Bộ Lâm nghiệp đã ban hành Quyết định số 1171LN/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý ba loại rừng: Rừng phòng hộ, Rừng sản xuất, Rừng đặc dụng. Đồng thời, để hướng dẫn việc giao đất giao rừng, ngày 6/2/1991 Bộ Lâm nghiệp và tổng cục quản lý ruộng đất đã ban hành thông tư liên bộ số 01/TT/LB hướng dẫn việc giao rừng và đất để trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào mục đích Lâm nghiệp.

Đến khi có Luật Đất đai năm 1993, nhằm quản lý Nhà nước về giao đất lâm nghiệp Chính phủ đã Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994, sau đó là Nghị định 163/1999/NĐ – CP về giao đất Lâm nghiệp. Năm 2004, khi có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, nội dung Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đã được quy định cụ thể từ Điều 22 đến Điều 28, theo đó:

- Nhà nước giao rừng đặc dụng đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định.

- Nhà nước giao rừng phòng hộ đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật đất đai.

- Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật đất đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý;

Nhà nước giao rừng thu tiền sử dụng rừng trong những trường hợp:

- Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng đối với các tổ chức kinh tế;

- Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;

Nhà nước cho thuê rừng trong những trường hợp

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

- Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường…

* Thu hồi đất lâm nghiệp

Đồng thời với việc giao đất, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành những biện pháp thu hồi đất. Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sỡ hữu.

Trong quan hệ pháp luật đất đai, thu hồi đất sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc quyền quản lý đất đai của chủ thể được Nhà nước giao đất để quản lý. Hậu quả pháp lý của việc thu hồi đất liên quan đến quyền lợi của Nhà nước, các chủ đầu tư và người bị thu hồi đất. Với ý nghĩa là một nội dung của quản lý Nhà nước về đất đai, vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với thu hồi đất phải dựa trên cơ sở các chính sách nhất định.

Tại Khoản 1 Điều 25 Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004 đã quy định cụ thể những trường hợp Nhà nước thu hồi rừng:

- Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia;

- Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;

- Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước hoặc cho thuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng rừng;

- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

- Rừng được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn;

- Sau mười hai tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;

- Sau hai mươi bốn tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

- Rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng; - Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật. Đồng thời với việc thu hồi đất là công tác bồi thường cho người có đất bị thu hồi, Việc bòi thường nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt thòi đối với người có đất bị thu hồi.

Tóm tại, nội dung quản lý Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất nhằm đảm bảo cho đất đai được phân phối và phân phối lại cho các đối tượng được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích mà Nhà nước đã quy định đạt hiệu quả cao, thúc đấy nền kinh tế phát triển; xác định mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và người sử

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w