6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
2.2.2.1. Thực trạng sử dụng đất
Giai đoạn trước khi tiến hành sắp xếp đổi mới, các lâm trường quốc doanh, các ban quản lý rừng và Vườn quốc gia Bạch Mã sử dụng tổng diện tích tự nhiên 194.461 ha, trong đó đất quy hoạch lâm nghịêp là 183.789 ha. Việc sử dụng đất của các thành phần kinh tế Nhà nước đều chưa được UBND tỉnh quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lâm phần của các lâm trường quốc doanh không ổn định, không đủ cơ sở pháp lý để quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Một số nơi xảy ra tranh chấp đất đai giữa các LTQD với nhân dân địa phương hay với các ngành, đơn vị sản xuất kinh doanh khác mà
phần thắng thường không thuộc về lâm trường quốc doanh. Nguyên nhân chính là các lâm trường quốc doanh ôm đồm quản lý với quy mô diện tích lớn lại thiếu các giải pháp giao, khoán cụ thể nên không đủ năng lực kiểm soát rừng và đất lâm nghiệp [48].
Bảng 2.4: Tình hình quản lý đất và rừng của các lâm trường quốc doanh trước khi sắp xếp, đổi mới
Đơn vị tính: Ha TT LTQD Tổng diện tích TN Đất quy Hoạch LN Chia ra Rừng SX Rừng PH Rừng ĐD I Các LTQD 128.565 120.183 40.884 78.509 790 1 A Lưới 31.858 29.663 4.852 24.811 2 Hương Giang 8.485 8.136 4.953 3.183 3 Hương Thủy 12.356 11.708 3.336 8.372 4 Khe Tre 8.422 8.333 5.883 2.450 5 Nam Đông 33.561 33.133 3.393 29.740 6 Nam Hòa 12.473 12.193 5.562 6.631 7 Phong Điền 4.306 3.976 3.234 742 8 Phú Lộc 6.257 6.104 3.524 2.580 9 Tiền Phong 10.847 6.937 6.147 790 II Các BQL 65.896 63.606 20.314 21.062 22.230 1 Sông Hương 11.267 11.094 4.301 6.793 2 Sông Bồ 31.497 30.282 16.013 14.269 3 VQG Bạch Mã 23.132 22.230 22.230 Tổng cộng 194.461 183.789 61.198 99.571 23.020 2.2.2.2. Công tác bảo vệ rừng
Đối với rừng tự nhiên: các Lâm trường Quốc doanh tập trung bảo vệ ở các tiểu khu rừng đang khai thác gỗ thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với diện tích quản lý rừng của LTQD và cũng chỉ bảo vệ vào các tháng mùa khô đang khai thác gỗ. Hầu hết rừng tự nhiên, các LTQD không thể kiểm soát nỗi, phải nhờ sự giúp đỡ của lực lượng kiểm lâm và cũng chỉ giới hạn ngăn chặn một cách hạn chế các hành vi khai thác, vận chuyển trái phép gỗ, lâm sản và săn bắt, bẩy động vật rừng ở bên ngoài cửa rừng. Kinh phí phục vụ cho việc bảo vệ rừng tự nhiên cũng hết sức hạn hẹp. Các LTQD được khai thác gỗ tự nhiên được trích từ 100 - 180 ngàn đồng/ m3 tiền cây đứng để bảo vệ và chỉ có thể đầu tư để bảo vệ chủ yếu trong diện tích các khu rừng khai thác, Diện tích rừng tự nhiên còn lại của tất cả các LTQD đều phải dựa vào kinh phí ngân sách Nhà nước. Mặc dù vậy, toàn bộ kinh phí bảo vệ rừng chỉ đủ đáp ứng bảo vệ một phần nhỏ diện tích rừng tự nhiên.
Đối với rừng trồng: toàn bộ các hoạt động bảo vệ rừng trồng đều do ngân sách Nhà nước cấp, song cũng chỉ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, tối thiểu phục vụ chủ yếu cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như đường ranh cản lữa, thuê khoán nhân công bảo vệ rừng, hệ thống thông tin liên lạc bằng máy bộ đàm, chòi canh.
2.2.2.3. Công tác tổ chức sản xuất
Công tác tổ chức sản xuất của các LTQD trong thời gian này được thực hiện thông qua hoạt động của Công ty kinh doanh lâm nghiệp (KDLN). Đây là một Doanh nghiệp Nhà nước có 5 đơn vị trực thuộc gồm: 3 LTQD khai thác gỗ, bình quân hằng năm khai thác khoảng từ 2.500- 3.000 m3 gỗ; 1 xưởng chế biến gỗ, bình quân sản xuất khoảng 800m3 gỗ thành phẩm/năm, 1 xưởng ván ép bình quân sản xuất khoảng 300m3 gỗ thành phẩm/năm. Hoạt động rất đáng khích lệ là Công ty KDLN thông qua liên doanh với Công ty Vijachip để vay vốn và chủ yếu đầu tư lại cho các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng nguyên liệu giấy, bình quân đầu tư trồng 300ha rừng tập trung/ năm; đồng thời, tổ chức mua bán nguyên liệu giấy, bình quân hằng năm mua bán 40.000 tấn gỗ. Quan hệ giữa Công ty với 3 LTQD chủ yếu là quan hệ giữa đơn vị thành viên cung cấp gỗ với Công ty là đơn vị nhận gỗ và phần lớn số gỗ khai thác của các LTQD trực thuộc Công ty đều được bán trực tiếp bằng nguyên liệu gỗ tròn ít qua chế biến (vì không phù hợp với nhu cầu nguyên liệu của các xưởng chế biến ở Công ty). Vì vậy, nếu các LTQD không trực thuộc Công ty thì bản thân các LTQD và Công ty đều có thể chủ động sản xuất kinh doanh và quan hệ cung ứng gỗ sẽ là quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh độc lập.
Các LTQD hoạt động độc lập làm nhiệm vụ chủ yếu là khai thác gỗ gồm: Khe
Tre, Nam Hoà, bình quân hàng năm khai thác khoảng 1000 m3 gỗ. Hoạt động sản
xuất kinh doanh đơn điệu, hiệu quả thấp, cơ sở vật chất và phương tiện sản xuất kinh doanh nghèo nàn, lạc hậu và tất cả đều thông qua liên kết với các đơn vị tư nhân có xe reo để khai thác gỗ (kể cả các LTQD trực thuộc Công ty KDLN). Việc khai thác các tài nguyên lâm sản khác hầu như các LTQD đều bỏ ngõ; khi có thị trường tiêu thụ một loại hàng lâm sản nào đó thì nhân dân đổ xô vào rừng khai thác và bán cho bất kỳ ai mà họ thấy có lợi, LTQD không thể kiểm soát nổi [48].
Các LTQD làm nhiệm vụ chủ yếu là phát triển rừng gồm Phú Lộc, Tiền Phong, Phong Điền, A Lưới và LTQD Hương Thuỷ vừa khai thác gỗ vừa tròng rừng. Bình quân hằng năm trồng từ 100 - 200 ha rừng tập trung. Đồng thời, các lâm trường cũng thực hiện kinh doanh rừng trồng chủ yếu là khai thác nhựa thông nhưng quy mô còn rất nhỏ và bán nguyên liệu thô nên hiệu quả kinh doanh thấp. Tất cả các LTQD đều dựa vào các dự án trồng rừng phòng hộ để tồn tại. Ngoại trừ diện tích rừng thông đã trồng những năm trước đây và bằng nguồn vốn ngân sách, trước khi tiến hành sắp xếp, đổi mới các LTQD đã "quên" hẵn nhiệm vụ kinh doanh trồng rừng sản xuất, không thực hiện vay vốn để trồng rừng.
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dường như các LTQD chỉ quản lý rừng và đất lâm nghiệp với tư cách là đại diện chủ sở hữu. Các hoạt động công nghiệp và dịch vụ khác từ sử dụng thế mạnh tài nguyên thiên nhiên hầu như các LTQD không thực hiện được, thụ động ngồi chờ, không chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác liên doanh để đăng ký bổ sung ngành nghề.
2.2.2.4. Tình hình kinh doanh và tài chính
Công ty kinh doanh lâm nghiệp có tổng số vốn kinh doanh là 18,775 tỷ đồng, trong đó, vốn do ngân sách cấp 3,352 tỷ đồng, vốn tự bổ sung là 8,807 tỷ đồng, vốn vay 6,616 tỷ đồng. Bình quân doanh thu hằng năm là 25,445 tỷ đồng, nộp ngân sách 2,254 tỷ đồng và lợi nhuận 1,377 tỷ đồng. Mặc dù vậy, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh doanh là 0,07. Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh chỉ 1,36.
Các LTQD trồng rừng: Tiền Phong, Phong Điền, Phú Lộc đều có vốn kinh doanh rất thấp từ 360- 465 triệu đồng thuộc nguồn NSNN cấp, các LTQD này đều không có khả năng tự bổ sung vốn và cũng không thực hiện vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngoài rừng trồng và tài nguyên Nhà nước giao, tài sản của các LTQD không có gì đáng kể. Bình quân hằng năm doanh thu rất thấp, LTQD Tiền Phong: 48 triệu đồng, LTQD Phú Lộc: 243 triệu, LTQD Phong Điền: 430 triệu; và nộp ngân sách cũng rất thấp, ít nhất là 6 triệu đồng (Tiền Phong), nhiều nhất là 38 triệu đồng (Phú Lộc). Lợi nhuận bình quân các LTQD này cũng rất thấp và không
năm(Phú Lộc). Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh thấp, LTQD Tiền Phong: 0,01 (năm 2001 là không đáng kể); LTQD Phong Điền: 0,07 (năm 2001 chỉ 0,03); LTQD Phú Lộc: 0,11 ( năm 2001 chỉ 0,01). Hệ số doanh thu bình quân trên vốn kinh doanh rất thấp: LTQD Phong Điền là 1,19 (năm 2001 là 0,26); LTQD Tiền Phong là 0,1 (năm 2001 là 0,01); LTQD Phú Lộc là 0,57 (năm 2001 chỉ 0,05) [48].
LTQD Khe Tre làm nhiệm vụ chính là khai thác gỗ kết hợp trồng rừng 661 có vốn kinh doanh rất thấp chỉ 314 triệu đồng, doanh thu bình quân 1,604 tỷ đồng/năm nhờ vào hoạt động khai thác gỗ từ rừng tự nhiên hằng năm; nộp ngân sách 344 triệu đồng/ năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân là 0,27 (năm 2001 cũng chỉ đạt 0,03), hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh là 5,11 (năm 2001 cũng chỉ đạt 0,87) nhờ vào đơn thuần hoạt động khai thác gỗ tự nhiên và khoán trắng cho chủ xe reo; hầu như, LTQD Khe Tre không phải đầu tư vốn vào sản xuất cũng như mua sắm tài sản cố định. Nếu so sánh mức nộp ngân sách và lợi nhuận trên đầu sản phẩm gỗ thì LTQD Khe Tre thấp thua nhiều LTQD khác cùng có nhiệm vụ khai thác gỗ.
LTQD Nam Hòa có tổng số vốn kinh doanh là 1,371 tỷ đồng, trong đó, vốn do NSNN cấp 647 triệu đồng, vốn tự bổ sung là 724 triệu đồng. Bình quân hằng năm, doanh thu 894 triệu đồng, nộp ngân sách: 225 triệu đồng, lợi nhuận: 93 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn kinh doanh là 0,07 (năm 2001 là không đáng kể). Hệ số doanh thu bình quân trên vốn kinh doanh là 0,65 (năm 2001 chỉ 0,12).
LTQD A Lưới có tổng số vốn kinh doanh là 1,582 tỷ đồng, trong đó, vốn do NSNN cấp là 699 triệu đồng, vốn vay là 735 triệu đồng, vốn tự bổ sung là 148 triệu đồng. Bình quân hằng năm, doanh thu: 3,166 tỷ đồng, nộp ngân sách:234 triệu đồng. Từ năm 1996- 2000, LTQD A Lưới sản xuất kinh doanh thua lỗ 1,24 tỷ đồng, riêng năm 2001 lợi nhuận: 959 triệu đồng (thực chất là khoản chênh lệch địa tô tài nguyên rừng). Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh bình quân là 2, riêng năm 2001 là 0,69. Tình hình tài chính của LTQD không lành mạnh, liên tục nhiều năm sản xuất kinh doanh thua lỗ. Nợ phải trả là 1,352 tỷ không có khả năng thanh toán trong nhiều năm, nợ phải thu là 863 triệu không có khả năng thu hồi vốn. Nguyên nhân của tình trạng trên do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, đầu tư không đúng hướng, giám đốc LTQD hạn chế về năng lực, bộ máy quản lý LTQD yếu kém về nhiều mặt [48].
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các LTQD đơn điệu, tỷ suất lợi nhuận thấp, các LTQD mở rộng sản xuất thì hiệu quả chưa cao thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận và hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh. Ngoại trừ Công ty KDLN, hầu hết các LTQD đều không tái đầu tư tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, thậm chí nhiều LTQD không có cả phương tiện máy Fax, E. mail,... Bình quân hằng năm, các LTQD nộp ngân sách khoảng 3,118 tỷ đồng; trong lúc đó, NSNN đầu tư lại cho các LTQD từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế gần 4 tỷ đồng/ năm, từ các dự án trồng rưng hơn 7 tỷ đồng/ năm. Tình hình nói trên cho thấy các LTQD còn dựa vào bao cấp của Nhà nước rất nặng nề.
2.2.2.5. Về lao động và nguồn nhân lực
Tổng số lao động trong các LTQD là 520 người; trong đó, nữ 154 người, chiếm tỷ lệ 29,6%. Số lao động có trình độ trung, đại học là 139 người, chiếm tỷ lệ 26,7 % . Bình quân, các LTQD có khoảng gần 60 lao động. Nhìn chung, một số lao động gián tiếp được các LTQD cố gắng đào tạo lại thông qua các khóa học tại chức và chủ yếu là kỹ thuật lâm sinh; đối với đội ngũ công nhân hầu như rất ít được chú ý đào tạo và đào tạo lại. Do kế thừa lực lượng lao động từ thời bao cấp để lại, hầu hết công nhân lao động thủ công, thiếu đào tạo kỹ thuật cơ bản nên khả năng lao động hiệu quả không cao. Một bộ phận công nhân không đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhưng vì những lý do khác nhau, LTQD không thể giải quyết cho họ nghỉ, trở thành gánh nặng cho các LTQD. Một bộ phận công nhân nữ do phải hoạt động trong điều kiện xa các khu dân cư, ít có điều kiện tiếp xúc xã hội nên đã lớn tuổi vẫn không thể lập được gia đình, trở thành 1 vấn đề xã hội bức xúc trong các LTQD. Tóm lại, là rất thừa lao động không có năng lực nhưng lại quá thiếu lao động kỹ thuật. Hầu như trong một thời gian dài gần đây, chưa ai quan tâm đến đào tạo từ cán bộ cho đến công nhân trong các LTQD [48].
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý: Hầu hết giám đốc, phó giám đốc và phần lớn kế toán trưởng đều đã qua đào tạo Đại học kỹ thuật chuyên ngành hoặc là kế toán tài chính. Cán bộ lãnh đạo, quản lý LTQD hầu như chưa qua đào tạo các lớp quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng giám đốc, tập huấn các cơ chế chính sách và thị trường,... cũng như không được bồi dưỡng hằng năm nên kiến thức quản lý, kinh doanh không
được cập nhật. Họ ít có điều kiện để tham quan, học tập kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường, lại họat động kinh doanh rất đơn điệu nên khả năng xâm nhập, tiếp cận thị trường hạn chế, thiếu thông tin để quản lý và kinh doanh. Tình hình đó dần dần dẫn đến tâm lý rụt rè, tự ty, ngại tiếp xúc với cái mới, chứ chưa nói đến đổi mới. Để đổi mới được LTQD vào thời điểm này thì vấn đề cán bộ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
2.2.2.6. Về công nghệ và thiết bị
Nét nỗi bật là tất cả các LTQD trồng rừng thông qua sự đầu tư của ngân sách đã ứng dụng được tiến bộ công nghệ sinh học sản xuất được giống trội, giống đầu dòng từ phương pháp nhân giống vô tính bằng cây hom phục vụ trồng rừng năng suất cao. Ngoài ra, hầu như các hoạt động sản xuất của LTQD đều bằng thủ công, bán cơ giới, và không có công nghệ, thiết bị gì đáng kể.
2.2.2.7. Vấn đề liên doanh, liên kết và thị trường
Gỗ tròn nguyên liệu và các lâm sản, sản phẩm rừng trồng như nhựa thông chủ yếu sản xuất sơ chế, thủ công, số lượng sản phẩm ít, do cung không đủ cầu nên hầu như LTQD không cần phải tìm kiếm thị trường mà tự khách hàng tìm đến. Lý do này cũng dẫn đến tình trạng lười tư duy kinh doanh đối với không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý các LTQD. Tuy nhiên, nếu tổ chức đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến với công suất thích hợp với nguyên liệu hiện có, tại chỗ thì lại thiếu thông tin về cả tiến bộ công nghệ thiết bị và thị trường đầu ra cho sản phẩm chế biến.
Chính vì vậy, mà hầu hết các LTQD chưa mạnh dạn đầu tư vào công nghiệp chế biến lâm sản. Mặt khác ngay trong nội bộ các LTQD trên địa bàn thì tính liên kết liên doanh trong sản xuất kinh doanh còn rất hạn chế, thiếu tính hợp tác nên không tạo được sức mạnh để đổi mới công nghệ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lâm sản.
2.2.2.8. Về thực hiện chính sách vĩ mô
Cơ chế giao rừng tự nhiên cho các LTQD kinh doanh đang còn nhiều nội dung chưa hợp lý. Đến nay, Nhà nước giao rừng cho LTQD kinh doanh bằng một phương án quy hoạch nhưng chưa có cơ chế nào quy định rõ nghĩa vụ của LTQD đối với rừng được giao, ngoài quy định là LTQD phải nộp thuế tài nguyên theo số lượng sản phẩm
đã khai thác. Vì vây, rừng bị mất không được thể hiện trong kết quả kinh doanh của LTQD và LTQD cũng không có trách nhiệm vật chất cụ thể khi để xảy ra mất rừng.
Cơ chế bán cây đứng được đề ra nhưng chưa quy định đồng bộ và hợp lý nên mỗi địa phương đã hiểu và thực hiện một cách khác nhau, làm ảnh huởng đến nhiệm