Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

1.2.3.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Quy hoạch đất đai đảm bảo cho việc sử dụng đất hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ nhượng và từng ngành sản xuất. Quy hoạch đất đai bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất. Kế hoạch sử dụng đất là việc xác định các biện pháp, các thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai; từ đó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng

phí. Đồng thời, thông qua quy hoạch, KHSDĐ buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình.

Đối với đất lâm nghiệp và đất có khả năng lâm nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn của diện tích đất tự nhiên trong toàn quốc. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp phải xúc tiến trước khi giao đất cho các hộ, nhóm hộ. cộng động hoặc các doanh nghiệp quản lý. Xuất phát từ đặc thù của ngành lâm nghiệp và đất lâm nghiệp là địa hình phức tạp, che khuất nhiều, vùng sâu, vùng xa nên quy hoạch để giao đất phải chi tiết. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và sự đầu tư sau đó vào các hoạt động lâm nghiệp. Quy hạch sử dụng đất lâm nghiệp khuyến khích sự phát triển bền vững và tránh những tác động tiêu cực đến môi trường. Thông qua quy hoạch đất lâm nghiệp đất được phân bố hợp lý theo cơ cấu sử dụng, phân loại rừng và tiềm năng sử dụng. Các loại đất lâm nghiệp khác nhau được quản lý theo nhóm hạng, phân loại và mục đích sử dụng tiềm năng của chúng [45,20].

Việc lập quy hoạch, KHSDĐ nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng phải phù hợp với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, các quy hoạch được lập từ tổng thể đến chi tiết có sự thống nhất cao giữa quy hoạch cấp trên và cấp dưới, thể hiện được đầy đủ nhu cầu sử dụng đất của từng chủ sử dụng đất. Các quy hoạch sử dụng đất phải hướng quá trình sử dụng đất theo tiếu chí tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh và cảnh quan môi trường phù hợp với quan điểm phát triển bền vững trong bảo vệ môi trường.

Điều 13 Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004 đã quy định: Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các cấp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ… Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở

hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng….Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.

Bảo đảm cho quy hoạch kế hoạch hóa đất đai được thống nhất trong cả nước, thẩm quyền lập, xét duyệt, điều chỉnh, thực hiện, công bố và giám sát quy hoạch, kế hoạch đất đai cũng được quy định khá cụ thể. Tại Thông tư số 62/2000/TTLB/BNN- TCĐC ngày 06/6/2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Địa chính đã quy định về trách nhiệm lập quy hoạch đất lâm nghiệp như sau:

UBND tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật Đất đai, pháp luật bảo vệ phát triển rừng; phê duyệt quy hoạch đất lâm nghiệp của UBND huyện trên địa bàn;

UBND huyện lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của Nhà nước, phê duyệt quy hoạch đất lâm nghiệp của UBND xã trên địa bàn;

UBND xã lập quy hoạch đất, kế hoạch giao đất lâm nghiệp trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Đến khi có Luật bảo vệ phát triển rừng năm 2004, nội dung quản lý về quy hoạch, kế hoạch bảo vẹ phát triển rừng tiếp tục được quy định cụ thể từ Điều 13 đến Điều 21.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w