Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức sử

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 79)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

2.2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức sử

các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW, Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về tiếp tục săp xếp, đổi mới lâm trường quốc doanh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành rà soát, sắp xếp lại các Ban Quản lý, các Công ty Lâm nghiệp. Quá trình thực hiện Nghị quyết của Trung ương và Nghị định của Chính phủ, hệ thống các Ban Quản lý đã đạt được những thành tựu nhất định; đặc biệt các Công ty Lâm nghiệp Nhà nước đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau thời điểm tiến hành sắp xếp đổi mới, tỷ lệ đất đai được sử dụng trong các Ban Quản lý và các Công ty Lâm nghiệp đã cao hơn. Quá trình hoạt dộng,

các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp đã tiến hành khoán trồng rừng đến hộ gia đình. Chính việc khoán trồng rừng đã làm cho biên chế của các Ban Quản lý, Công ty Lâm nghiệp gọn nhẹ.và góp phần tao công ăn việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương.

Quản lý tài nguyên rừng cần sự phối hợp của nhiều bên tham gia, không thể có một chủ thể nào độc lập giải quyết mọi vấn đề mà không cần sự hỗ trợ, hợp tác của các bên liên quan. Do vậy cùng với việc thu hút lao động thông qua khoán trồng rừng, sau khi tiến hành sắp xếp, đổi mới các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp đã khoán bảo vệ rừng đến hộ gia đình và cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng vào tiến trình giao rừng, bảo vệ rừng thể hiện ý thức của người dân đối với tài nguyên rừng nói chung và đối với rừng cộng đồng nói riêng. Bên cạnh đó sự tham gia của họ sẽ hỗ trợ cho tiến trình giao, bảo vệ rừng được nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Sau khi đất đai được giải quyết đến hộ gia đình, cá nhân, tình trạng thiếu công ăn việc làm được giải quyết đã giảm sưc ép lên rừng tự nhiên. Việc tổ chức kinh doanh trồng rừng của các tổ chức với các hình thức khoán theo chu kỳ hoặc theo công đoạn đã góp phần giải quyết lao động dôi dư. Chính việc quản lý rùng chặt chẽ là giải pháp hữu hiệu hạn chế suy giảm diện tích rừng tự nhiên.

Quá trình sắp xếp, đổi mới một bộ phận đất đai được trả lại cho địa phương để giao cho các hộ gia đình cá nhân trong các khu vực lân cận nên mâu thuẩn lớn về quyền lợi giữa các tổ chức và người dân được hạ nhiệt, tình trạng tranh chấp đất đai quy mô không còn. Theo thời gian khi dân số tăng lên, nhu cầu về đất canh tác cũng tăng theo, chính quyền địa phương cùng với các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp đã tiến hành rà soát lại quỹ đất để điều chỉnh diện tích hợp lý nhằm chuyển giao cho địa phương để đáp ứng yêu cầu về đất đai mới phát sinh; do vậy tình trạng xâm lấn đất lâm nghiệp cũng giảm đi đáng kể [35].

Trên cơ sở phương án sắp xếp lại, các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp đã đổi mới tổ chức, bộ máy làm việc tinh giảm gọn nhẹ, đúng người, đúng việc. Như vậy, về cơ bản các tổ chức đã tạo được cơ chế quản lý mới với hình thức

tổ chức phù hợp. Đặc biệt, đối với các Công ty Lâm nghiệp với định hướng kinh doanh ngày càng rõ rệt hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài việc khai thác rừng đã chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ giống cây trồng lâm nghiệp cho các chủ thể khác. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc tạo giống cây trồng năng suất trồng rừng của các tổ chúc cũng không ngừng tăng.

Một phần của tài liệu quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w