- Huyện tạo mọi điều kiện để gắn kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo nhằm xây dựng mối quan hệ giữa nơi cung cấp nhân lực đào tạo và nơi có nhu cầu sử
3.4.1. Về các chính sách chế độ như tiền lương và đãi ngộ
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, một loạt các vấn đề về kinh tế xã hội đòi hỏi phải được đổi mới cho phù hợp, một trong những vấn đề quan trọng đó là chính sách tiền lương
Qua nhiều lần cải cách, chế độ tiền lương hiện nay thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Trong đó quy định hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp thống nhất trong cả nước. Qua thực hiện, hệ thống lương mới đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của cán bộ công chức, đạt được một số mục tiêu yêu cầu của Đảng và nhà nước đề ra. Tuy nhiên so với thực tế phát triển kinh tế-xã hội ngày nay thì hệ thống lương này vẫn có nhiều hạn chế :
- Mức lương cơ bản vẫn chưa đủ sống, chưa đủ trang trãi những nhu cầu thiết yếu và không được xem là nguồn thu nhập chính của cán bộ công chức .
- Tiền lương chưa có ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ công chức làm việc, chưa thu hút được nhân tài vào làm việc tại các cơ quan nhà nước .
- Quan hệ tiền lương giữa các thành phần kinh tế, giữa khu vực công và khu vực tư còn có sự chênh lệch quá lớn, gây chảy máu chát xám và tệ tham nhũng, tiêu cực.
- Do mức lương không đủ trang trải cuộc sống nên nhiều cán bộ công chức phải đi làm thêm, tạo nên tình trạng “chân trong, chân ngoài” và có thể “chân ngoài dài hơn chân trong”.
- Hệ thống bảng lương còn nhiều ngạch, bậc, hệ số lương trong thang bảng lương còn kéo dài. Cách xác định hệ số trách nhiệm và ưu đãi chưa thật sự phản ánh
mục tiêu của nó.
Trước thực trạng trên Đảng và Nhà nước cần phải tiếp tục quan tâm cải cách chế độ tiền lương theo hướng sau: coi tiền lương là đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và hoạt động công vụ; xác định lại mức tiền lương cơ bản để cho tiền lương là nguồn thu nhập chính, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ công chức, nghĩa là điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhip độ tăng thu nhập trong xã độ; cải cách tiền lương gắn với việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy một cách hợp lí, theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tác động hiệu quả đến cải cách hành chính, chống tham nhũng lãng phí, rút ngắn thời gian nâng hệ số lương, điều chỉnh bội số và hệ số, tiền lương trong các thang bảng lương.
Trong việc xây dựng chính sách đãi ngộ cần quán triệt quan điểm gắn nghĩa vụ với quyền lợi, ý tưởng với lợi ích, kết hợp việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng, công bằng coi đây là động lực, là quy luật trong công tác cán bộ hiện nay.
Bảo đảm mối quan hệ tương quan giữa cán bộ đảng, cán bộ nhà nước, cán bộ đoàn thể, cán bộ giữa các vùng, các lĩnh vực; khuyến khích những người làm việc tốt, có hiệu quả; trọng dụng và ưu đãi những người có tài; khắc phục tình trạng phân phối bình quân, đồng thời khắc phục sự chênh lệch quá lớn giữa các loại cán bộ; cán bộ có công phải được khen thưởng kịp thời từ vật chất đến tinh thần, cán bộ có khuyết điểm phải sử phạt nghiêm minh, có thể đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ cách mạng lão thành và cán bộ đã đóng góp công sức trong nghành qua các thời kì kháng chiến.
Cán bộ công chức trong ngành làm thêm ngoài chức trách quy định, kiêm nghiệm phải được thưởng trợ cấp thoả đáng, thực hiện chế độ trả lương đối với các cán bộ tài chính kế toán cấp xã, có hình thức ưu đãi với cán bộ vùng sâu,vùng xa. Đối với cán bộ thanh tra tài chính phải có chế độ dưỡng liêm thích hợp, bão đảm cán bộ thanh tra luôn trong sạch, lành mạnh.