- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổ
2.2.3.1. Phân tích số lượng nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn và trình độ trình độ lý luận của cán bộ, công chức, viên chức củahuyện
a).Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn:
Bảng 2.12 Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đơn vị tính: Người
Năm Tổng số
Trình độ đào tạo Trên ĐH Đại học Cao đẳng và
trung cấp
Chưa đào tạo
2006 934 03 139 170 622
2010 1013 14 245 221 533
Nguồn: Phòng Nội vụ, UBND huyện Nhơn Trạch.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nhân sự theo trình độ chuyên môn
Theo bảng số liệu và sơ đồ trên, cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trên đại học (Thạc sĩ) năm 2006 là 03 người, chiếm tỷ lệ 0,32% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện; đến năm 2010 số cán bộ, công chức, viên chức có trên đại học (Thạc sĩ) có tăng thêm 11 người nâng tổng số là 14 người, chiếm tỷ lệ 1,38% song so với yêu cầu tỷ lệ này vẫn còn thấp. Điều này cho thấy, việc thực hiện
tuyển cử đi đào tạo và tuyển dụng thu hút những cán bộ có trình độ trên đại học tại huyện là khó khăn; cần có giải pháp tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu trước sự phát triển của huyện.
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ đại học chiếm phần lớn trong tổng số nguồn nhân lực của huyện. Đây là một thuận lợi cơ bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao đối với cán bộ, công chức, viên chức. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ đại học năm 2006 là 139 người; năm 2010 là 245 người; lần lượt chiếm tỷ lệ 14,88% và 24,19%.
Như vậy, so với năm 2006, năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên với số lượng tuyệt đối là 106 người. Có được kết quả này là do sự chủ động tích cực trong việc nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức trong huyện, mặt khác thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo huyện đối với công tác đào tạo, cụ thể là cán bộ lãnh đạo huyện đã chủ động lập kế hoạch gửi cán bộ đi đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong huyện yên tâm học tập.
Với lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của huyện có trình độ đại học trong giai đoạn 2006-2010 tăng khá cao; năm 2006 gần 15%, năm 2010 chiếm gần 25%, cho nên mặc dù có những cán bộ, công chức, viên chức phải kiêm nhiệm nhiều việc; song công việc vẫn đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao.
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt của UBND, HĐND huyện và các trưởng, phó phòng ban của huyện đều có trình độ đại học hoặc thạc sĩ; vì vậy việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức điều hành quản lý mang tính khoa học; thống nhất cao trong bàn bạc dân chủ; nhờ đó những công việc của huyện luôn được triển khai thực hiện thuận lợi.
Tuy nhiên, xét về điều kiện tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao; năm 2006 có 622 người chiếm tỷ lệ 66,60% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách ở các xã của huyện và năm 2010 còn 533 người chiếm tỷ lệ 52,62%. Căn cứ vào số liệu chưa được đào tạo của năm 2006 và năm 2010; cho thấy tỷ lệ này có giảm theo
năm, song giảm không đáng kể. Do vậy trong thời gian tới lãnh đạo huyện tập trung quan tâm nhiều hơn cho công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách và hàng năm có hóa kế hoạch cụ thể chi tiết cho công tác đào tạo đội ngũ; nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho số đối tượng chưa được đào tạo hiện nay; trong đó cần tập trung những đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của huyện.
b).Cơ cấu nhân sự theo lý luận chính trị:
Bảng 2.13 Cơ cấu nhân sự theo trình độ lý luận chính trị
Đơn vị tính: Người
Năm Tổng số
Trình độ đào tạo Cử nhân Cao cấp Trung
cấp Sơ cấp
Chưa đào tạo
2006 934 11 23 212 102 586
2010 1013 17 35 261 1 699
Nguồn: Ban Tổ chức Huyện ủy Nhơn Trạch.
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nhân sự theo trình độ lý luận chính trị
Trên cơ sở bảng số liệu về cơ cấu nhân sự theo trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức, viên chức có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị năm 2006 là 34 người, chiếm tỷ lệ 3,64% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn huyện; đến năm 2010 số cán bộ, công chức, viên chức có cử nhân chính trị và cao cấp chính trị tăng thêm 18 người nâng tổng số là 52 người, chiếm tỷ lệ 5,13% song so
với yêu cầu tỷ lệ này vẫn còn thấp. Điều này cho thấy, việc thực hiện tuyển cử đi đào tạo những cán bộ có trình độ cử nhân lý luận chính trị tại huyện là khó khăn; nhất là việc phụ thuộc vào chỉ tiêu phân bổ của cấp trên; vì vậy cần có giải pháp tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu trước sự phát triển của huyện.
Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị chiếm phần lớn trong tổng số nguồn nhân lực của huyện. Đây là một thuận lợi cơ bản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao đối với cán bộ, công chức, viên chức. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị năm 2006 là 212 người; năm 2010 là 261 người; lần lượt chiếm tỷ lệ 22,70% và 25,77%. Như vậy, so với năm 2006, năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên với số lượng tuyệt đối là 49 người. Có được kết quả này là do sự chủ động tích cực trong việc nâng cao trình độ của cán bộ, công chức, viên chức của lãnh đạo các đơn vị; mặt khác thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo huyện đối với công tác đào tạo; tuy nhiên so với kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo của các đơn vị không được đáp ứng theo yêu cầu (Lý do: Hình thức học tập trung).