Những thành tựu về kinh tế xã hội trong 5 năm 2005-

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 40 - 48)

NHÂN LỰC CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.1.1.2 Những thành tựu về kinh tế xã hội trong 5 năm 2005-

a). Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong 5 năm 2005 - 2010 tăng bình quân 16,15%/năm, (chỉ tiêu NQ - 14,5%/năm). Trong đó 3 năm đầu tăng trên 16,9%, năm thứ 4 giảm còn 12,5% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và phục hồi vào năm thứ 5 với mức dự ước tăng 16,23%. Thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm 15,9%, đạt 19 triệu đồng (chỉ tiêu NQ - 15,9 triệu đồng) tăng gấp 2 lần so với năm 2005.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 52% năm 2005 lên 56% năm 2010 (chỉ tiêu NQ - 57%), tỷ trọng dịch vụ tăng từ 26% lên 33% (chỉ tiêu NQ - 31%) và tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 22% xuống còn 11% (chỉ tiêu NQ - 12%).

Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, trở thành nhân tố chủ đạo thúc đẩy kinh tế trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao, tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - xây dựng tăng 21,57%/năm; trong đó tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng bình quân 21,31%/năm. Trên địa bàn đã thu hút 328 dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tăng 1,6 lần về số dự án và tăng 2,3 lần về vốn đầu tư so với thời điểm cuối năm 2005; trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 61,2% trên tổng dự án và chiếm 72,3% trong cơ cấu vốn. Hiện 200 dự án đã hoạt động, thu hút trên 50.000 lao động.

Đầu tư xây dựng tăng khá nhanh, góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển rõ rệt, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, cấp điện, trường học, trạm y tế, chợ... Trong 5 năm qua đã có trên 100km cầu, đường giao thông được nâng cấp, xây dựng mới theo phương thức xã hội hóa giao thông nông thôn với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng; trên 98,5% hộ dân trên địa bàn đã có điện sử dụng, tăng hơn 4% so với năm 2005.

Công tác quy hoạch và phát triển các khu dân cư đô thị được tập trung thực hiện theo định hướng quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Nhơn Trạch đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Trong 5 năm qua, trên địa bàn đã hình thành thêm 6 khu dân cư đô thị, nâng tổng số lên 10 khu với tổng diện tích 1.387 ha. Ngoài ra, thực hiện chủ trương của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người lao động, người có thu nhập thấp, huyện đã triển khai lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và nhà ở cho công nhân trong khu dân cư đô thị Long Thọ - Phước An.

Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghề hoạt động. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng bình quân 34,28%/năm (chỉ tiêu NQ - 32%/năm). Số doanh nghiệp thành lập từ năm 2005 - 2010 tăng 1,8 lần về số lượng và tăng 5,3 lần về vốn đăng ký; số hộ kinh doanh cá thể tăng 1,3 lần về số lượng và tăng 2,6 lần về số vốn so với năm 2005. Mạng lưới chợ trên địa bàn tiếp tục được phát triển, hoàn thiện theo quy hoạch. Hoạt động dịch vụ kinh doanh nhà trọ tăng mạnh với số phòng trọ đang hoạt động tăng gấp 2 lần so với năm 2005.

Ngành du lịch tuy mới phát triển dưới hình thức tự phát nhưng có nhiều tiềm năng, thu hút khá đông về lượng khách, hàng năm có trên 13 vạn lượt khách đến tham quan, vui chơi ở 7 điểm du lịch sinh thái. Dịch vụ vận tải hành khách tăng nhanh với 6 tuyến xe buýt đang hoạt động trên địa bàn cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực vận tải đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Bưu chính - viễn thông phát triển nhanh với tỷ lệ đạt 48 máy điện thoại trên 100 dân, tăng hơn 5 lần so với năm 2005.

Công tác quản lý,điều hành ngân sách được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả. Các nguồn thu được tập trung quản lý khai thác tốt, đảm bảo việc thu, nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước. Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán tỉnh giao từ 150% trở lên, trong đó các khoản thu tiền sử dụng đất, phí sử dụng hạ tầng, đất công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu. Chi ngân sách được chú trọng cân đối, đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của bộ máy chính trị, đồng thời cân đối nguồn vốn bố trí cho chi đầu tư xây dựng cơ bản, các sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Các đề án quy hoạch tiểu vùng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai khá hiệu quả. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, tập trung đầu tư các công trình thủy lợi... đã góp phần đưa năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao hơn so với trước đây. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,42%/năm (chỉ tiêu NQ - 4,5%) và tăng 28% so với năm 2005. Diện tích cây trồng tuy giảm khoảng 3.440ha do chuyển đổi cơ cấu nhưng năng suất, sản lượng các loại cây trồng chính (lúa, mía…) đều tăng đáng kể. Ngành chăn nuôi phát triển ổn định, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 1,66%/năm. Tổng đàn gia súc tương đương so với năm 2005 và tổng đàn gia cầm tăng 1,13 lần. Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển nhanh, tăng 19,1% so với thời điểm năm 2005. Sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 3.592 tấn, tăng 1,25 lần so năm 2005. Vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Phước An đã được triển khai thực hiện với quy mô diện tích trên 500ha, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (cầu, kênh cấp, thoát nước…) đang được tập trung thi công.

Kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực, các dịch vụ và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển, đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Huyện đã hoàn thành lập kế hoạch và triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009 - 2015 cấp huyện và xã, trong đó đã chọn xã Long Thọ làm điểm.

Diện tích rừng phòng hộ được quan tâm bảo vệ, giữ ổn định. Công tác phòng chống cháy rừng được thực hiện tốt nên các năm qua không xảy ra cháy rừng gây thiệt hại lớn. Tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn đạt 24,03%.

b). Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được quan tâm chú trọng và đạt được một số kết quả khả quan

Quản lý đất đai trên địa bàn được thực hiện chặt chẽ. Công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập hồ sơ, bản đồ địa chính và cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo kế hoạch của tỉnh giao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 95,8% về số thửa và 91,2% so với tổng diện tích trên địa bàn. Đã hoàn thành lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện và các xã giai đoạn 2006 - 2010 theo quy hoạch chung về xây dựng của Chính phủ, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản được tăng cường, hạn chế khai thác tài nguyên trái phép.

Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, quan tâm chỉ đạo thực hiện. Huyện ủy đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX) về “bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”; đã hoàn thành báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường và xây dựng, triển khai thực hiện đề án thu gom, vận chuyển chất thải rắn, sinh hoạt trên địa bàn đến năm 2010 và 2015. Tỷ lệ thu gom và xử lý đối với chất thải rắn sinh hoạt đạt 76% và đối với chất thải rắn nguy hại đạt 65%. Đến nay, 6/8 khu công nghiệp trên địa bàn đã xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải.

c). Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, khoa học và công nghệ có bước chuyển biến tiến bộ

Giáo dục và đào tạo tiếp tục có bước phát triển mạnh về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất được tăng cường; huyện đã hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 1 và xây dựng thêm 110 phòng học mới so với năm 2005, đồng thời phát triển thêm 01 trường trung cấp kỹ thuật công nghiệp, 3 trường trung học cơ sở và 4 trường mầm non. Toàn huyện có 5 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng 4 trường so với thời điểm năm 2005. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số

lượng và chất lượng được nâng lên, 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn hóa và 40,3% đạt trên chuẩn. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 hàng năm đạt 100%; 95% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, bổ túc văn hóa và trung học nghề, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được duy trì, 10/12 xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học.

Hoạt động khoa học công nghệ chuyển biến trên nhiều mặt. Bên cạnh sự ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như: mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới, ứng dụng chế phẩm sinh học cho các loại cây ăn quả… Đến nay, hoạt động khoa học công nghệ có bước mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Công nghệ thông tin được triển khai ứng dụng mạnh trong công tác quản lý, tổ chức cán bộ, tài chính kế toán, truy cập khai thác thông tin, giáo dục... Trang thông tin điện tử của huyện được đưa vào hoạt động, góp phần phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh, kêu gọi đầu tư của địa phương. Công tác phổ cập tin học cho đội ngũ cán bộ cơ sở bước đầu được triển khai thông qua chương trình liên kết, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ; 7/11 đảng ủy xã được lắp đặt đường truyền thông tin băng thông rộng (Mega Wan) và triển khai mạng cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ hoạt động của cấp ủy Đảng.

d). Văn hóa - xã hội có bước phát triển tích cực, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân trên địa bàn tiếp tục được nâng cao

Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao được tổ chức với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, phổ biến pháp luật, góp phần phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương đồng thời đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc được chú trọng thông qua việc quan tâm tu sửa, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, đình, chùa, duy trì các tập tục dân gian tốt đẹp của địa phương, tôn thờ anh hùng, liệt sỹ trong các cuộc kháng chiến, phát huy truyền thống giữ gìn đạo lý dân tộc, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với chương trình thực hiện “4 giảm” ở địa bàn khu dân cư tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. 49/53 ấp được công nhận Ấp văn hoá, tăng 9 ấp so với thời điểm năm 2005, 98% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá (chỉ tiêu NQ - 50 ấp và 85% số hộ) và 100% cơ quan, đơn vị có đời sống văn hoá tốt. Các thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục được chú trọng đầu tư; đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhà thi đấu đa năng cấp huyện, 5/12 xã đã có trung tâm văn hóa - thể thao.

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo. Hoạt động y tế dự phòng được chú trọng, kịp thời ngăn chặn, phòng chống một số dịch bệnh mới như dịch cúm A/H1N1. Hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở được tập trung củng cố về nhân sự, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. 12/12 xã đều có trạm y tế được xây dựng, nâng cấp lại với trang thiết bị tương đối đầy đủ, có bác sỹ phục vụ thường xuyên. Bệnh viện đa khoa huyện có số giường bệnh tăng 1,6 lần so với năm 2005, đồng thời được trang bị nhiều thiết bị y tế công nghệ cao. Với chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trên địa bàn cũng đã hình thành một số phòng khám đa khoa tư nhân góp phần đáp ứng nhu cầu về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm thực hiện. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 20,1% năm 2005 xuống còn 13,4% năm 2010. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai toàn diện, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,05% (chỉ tiêu NQ - dưới 1,1%), tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 97% (chỉ tiêu NQ - 95%); 12/12 xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề được quan tâm, tập trung thực hiện. Trong 5 năm qua, đã giải quyết việc làm cho 26.855 lao động và bình quân mỗi năm 5.400 lao động được giải quyết việc làm. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thu hút nhiều lao động nhất với khoảng 90% trong lực lượng lao động. Cơ cấu lao động các ngành nghề nông thôn, ngành nghề truyền thống được quan tâm gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động của ngành công

nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 28% năm 2005 lên 39% năm 2010; lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 29% lên 37%; lao động ngành nông nghiệp giảm từ 43% xuống còn 23%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 30% năm 2005 lên 42% năm 2010.

Các hoạt động bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công với nước được thực hiện tốt. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” trong xã hội tiếp tục được đẩy mạnh. Trong 5 năm qua, đã vận động hơn 2 tỷ đồng đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, 12/12 xã được công nhận “xã làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ”. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực, không còn hộ nghèo theo chuẩn năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn năm 2009) đã giảm từ 5,74% xuống còn 2,8%. Các chính sách đối với người nghèo như tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề miễn phí, khuyến nông, khuyến công, hỗ trợ y tế, giáo dục... được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Số hộ dân có nhà kiên cố và phương tiện sinh hoạt có giá trị ngày càng tăng hơn so với trước đây.

Trong công tác chăm lo, ổn định cuộc sống của người dân thuộc diện Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch, dự án, các ngành, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chăm lo cho cuộc sống của người dân theo tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/HU

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w