Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 37 - 40)

NHÂN LỰC CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH

2.1.1.1Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân số

a). Vị trí địa lý

Ranh giới Huyện được xác định như sau:

- Phía Bắc: giáp huyện Long Thành, Quận 2 và Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh. - Phía Nam và Phía Tây giáp huyện Nhà Bè thuộc Tp. Hồ Chí Minh.

- Phía Đông giáp huyện Long Thành và huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đối với tỉnh Đồng Nai

nước do nằm trong khu vực cửa sông đổ ra biển của Sông Đồng Nai, Sông Nhà Bè, Sông Lòng Tàu, Sông Thị Vải, trên sông có các cảng lớn của vùng Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam (cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép), luồng tàu biển theo các sông vào đến cảng Nhơn Trạch.

- Nằm giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tiếp giáp với nội thành TP.Hồ Chí Minh qua sông Đồng Nai, Nhơn Trạch là cửa mở, đầu mối giao lưu của tỉnh Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.Hồ Chí Minh. Địa bàn cầu nối mở rộng hợp tác, liên kết không gian kinh tế và đô thị giữa Đồng Nai với TP.Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu nhất là khi tuyến cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và tuyến cầu đường Quận 9, TP.HCM – Nhơn Trạch được xây dựng.

Đối với vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam

Huyện Nhơn Trạch nằm trong giữa khu vực tam giác trọng điểm phát triển kinh tế và đô thị TP.Hồ Chí Minh - TP.Biên Hoà - TP.Vũng Tàu, toàn bộ địa bàn nằm trong vòng bán kính 30 km tính từ trung tâm nội thành của TP.HCM, Nhơn Trạch có vị trí, vai trò:

- Địa bàn để phát triển không gian đô thị lan tỏa từ hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam là nội thành TP.Hồ Chí Minh ra xung quanh, đồng thời Nhơn Trạch cũng chính là hạt nhân phát triển đô thị để liên kết, hình thành và phát triển siêu đô thị khu vực tam giác TP.Hồ Chí Minh - TP.Biên Hoà - TP.Vũng Tàu.

- Nhơn Trạch là “dư địa” để mở rộng phát triển công nghiệp, dịch vụ trong khu vực tam giác TP.Hồ Chí Minh - TP.Biên Hoà - TP.Vũng Tàu, giảm bớt mật độ tập trung công nghiệp ở các cực của tam giác đang quá tải đồng thời là địa bàn để phát triển các cơ sở dịch vụ mới trong khu vực tam giác trong điều kiện quĩ đất ở TP.Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu đang dần lấp đầy.

b). Điều kiện tự nhiên và Dân số

Huyện Nhơn Trạch có diện tích tự nhiên 410,9 km2 chiếm xấp xỉ 7% diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai,

- Đất nông nghiệp: 27.364,30 ha chiếm 66,61% tổng diện tích. - Đất phi nông nghiệp: 13.662,38 ha chiếm 33,26% tổng diện tích.

Dân số 163.372 người chiếm 5,4% dân số của tỉnh. (Theo số liệu Tổng điều tra Dân số ngày 01/04/2009)

Số người đang làm việc là: 72.825 người trong đó: - Lao động nông, lâm nghiệp là: 29.360 người. - Lao động công nghiệp là: 25.135 người. - Lao động dịch vụ là: 18.510.

Bảng 2.1. Phân bố diện tích tự nhiên và dân số 12 xã của huyện

STT Ðơn vị hành chính (xã) Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích đất KCN (ha) Dân số (người) 1 Đại Phước 1.679,91 13.112 2 Hiệp Phước 1.813,58 1.100,12 21.490 3 Long Tân 3.544,82 96,73 11.286 4 Long Thọ 2.427,51 9.768 5 Phú Đông 2.174,95 11.169 6 Phú Hội 1.918,86 501,85 11.708 7 Phú Hữu 2.156,29 13.516 8 Phú Thạnh 1.784,10 50,25 10336 9 Phước An 14.939,86 65,45 9.705 10 Phước Khánh 3.624,34 181,89 14.838 11 Phước Thiền 1.701,79 324,63 14.759 12 Vĩnh Thanh 3.317,67 62,00 21685 Tổng cộng 41.083,68 2.382,92 163.372 (Nguồn: Tổng điều tra dân số 04/2009 của UBND huyện Nhơn Trạch.)

Qua bảng trên cho thấy tỷ lệ tăng dân số tăng trung bình hàng năm là 1,12%. Các xã dưới sự lãnh đạo của UBND huyện đã thực hiện tốt chính sách về dân số.

thấp, vì vậy việc khai thác và sử dụng đất ở 2 xã này cần được tính toán định hướng sử dụng đất phù hợp quy hoạch tổng thể chung.

Tại Nhơn Trạch có 6 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, gồm: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 4, Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 và Khu công nghiệp Nhơn Trạch 6. Ngoài ra, còn có 01 khu công nghiệp do tỉnh phê duyệt là Khu công nghiệp Ông Kèo và 01 cụm công nghiệp của địa phương khoảng 100ha nằm trong địa giới hành chính hai xã Phú Thạnh - Vĩnh Thanh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 37 - 40)