Tiến trình đào tạo

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 91 - 93)

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổ

2.3.2.2. Tiến trình đào tạo

a). Nội dung đào tạo:

ngành, lĩnh vực sau:

+ Đối với ngành chuyên môn :

- Lớp Cao học chuyên ngành kinh tế.

- Lớp đại học với các chuyên ngành như: Y dược, Quản lý văn hóa, Xã hội học, Luật, Luật kinh tế, Quản trị hành chính công, Nông nghiệp, Hành chính học.

- Lớp trung cấp chuyên ngành như: Công an, Quân sự, Hành chính, Quản lý văn hóa, Quản lý nhà nước.

+ Đối với lĩnh vực chính trị :

- Lớp Cử nhân chính trị với các chuyên ngành như: Tôn giáo, Xây dựng đảng, Kiểm tra đảng, Giáo dục chính trị.

- Lớp cao cấp chính trị. - Lớp Trung cấp chính trị. + Đối với lĩnh vực khác:

- Lớp Sơ cấp Quản lý nhà nước. - Lớp cử nhân Anh văn.

- Lớp Cử nhân tin học. - Lớp chứng chỉ tin học.

+ Về nội dung các ngành học do các Trường chuyên ngành đào tạo xây dựng đảm bảo theo quy định của Bộ giáo dục Đạo tạo.

b).Các hình thức đào tạo:

Có nhiều hình thức đào tạo, nhưng do yêu cầu công tác và quy định độ tuổi phải cử đào tạo tập trung; vì vậy huyện chỉ tập trung hai hình thức đào tạo chủ yếu là đào tạo tập trung và đào tạo vừa học vừa làm. Ngoài ra căn cứ vào chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức; UBND huyện còn khuyến kích cán bộ, công chức tập trung nâng cao trình độ bằng hình thức tự theo học các lớp Cao đẳng, Đại học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhưng ngành học phải đảm bảo phù hợp với chuyên môn nhiệm vụ được giao và hổ trợ kinh phí sau khi được cấp bằng tốt nghiệp.

Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện phối hợp với Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh mở các lớp Luật Kinh tế hàng năm, phối hợp với Trường

Đại học Lạc Hồng mở lớp Đại học hành chính công cho đối tượng cán bộ, công chức, phối hợp với Trường Đại học Đà Lạt mở các lớp ngoại ngữ, Tin học; UBND tỉnh phối hợp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mở Lớp Cao học chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách và phối hợp Trường Đại học Nông lâm T/p Hồ chí Minh mở các lớp thuộc ngành Nông nghiệp tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; Trường Chính trị tỉnh phối hợp với Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Khu vực II T/p Hồ chí Minh mở các lớp Hành chính Nhà nước, các lớp Đại học Chính trị chuyên ngành, các lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước chuyên viên, chuyên viên chính…

c).Chi phí đào tạo:

Đây là một trong những vấn đề then chốt trong việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng của địa phương. Căn cứ vào dự toán kinh phí đầu tư cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn 2006-2010 là 2,5 tỷ đồng; hàng năm huyện tổ chức phân bổ kinh phí giành cho đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm chọn phương pháp đào tạo ít tốn kém nhưng đảm bảo hiệu quả. Nếu không dự tính được trước các khoản chi phí sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo. Kết quả kinh phí cấp phát hổ trợ cho thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn 2006-2010 là: 2.377.033.800 đồng đạt 95% dự toán; bình quân cấp 475 triệu đồng/năm. Nội dung chi chủ yếu chi phí cho đào tạo, quản lý (theo phiếu thu của Trường đào tạo); chi phí cho người học sinh hoạt phí, lưu trú; chi phí tài liệu học tập... có mức hổ trợ cụ thể do UBND tỉnh Quyết định 46/2007/QĐ-UBND ngày 16/7/2007 của Ủy ban nhân tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời về mức trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 57/2010/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 của Ủy ban nhân tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời về mức trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai thay thế tỉnh Quyết định 46/2007/QĐ-UBND ngày 16/7/2007 của Ủy ban nhân tỉnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w