Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 94 - 97)

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổ

2.3.3.1. Những tồn tại, hạn chế

- Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức của huyện trong thời gian qua có tập trung xây dựng, bổ sung; từng bước hòan thiện hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực trạng đặt ra; còn chấp vá, chưa có chương trình, kế hoạch mang tính lâu dài, chưa có biện pháp cụ thể và thiếu đồng bộ dẫn đến thiếu nguồn cán bộ; nhất là đối với các cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở giữ các chức danh chuyên trách ở các xã; nên huyện phải điều động tăng cường, như: Bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND và các chức danh công chức cơ sở như: Chỉ huy trưởng quân sự, Trưởng Công an, Văn phòng – Thống kê, Tư pháp – Hộ tịch, Tài chính – Kế toán, Địa chính – Xây dựng, Văn hóa - Xã hội.

- Đội ngũ cán bộ giữ chức danh chuyên trách và công chức được bố trí vào chức danh chuyên môn chưa qua đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc nếu được đào tạo thì chỉ qua bồi dưỡng kiến thức ngắn ngày và hầu hết chỉ thông qua chương trình đào tạo tại chức nên chất lượng công tác còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động chung của bộ máy chính quyền; nhất là cấp cơ sở.

- Xét về điều kiện tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của lực lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách ở các xã hiện nay (năm 2010) chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao; về trình độ chuyên môn còn 503 người chiếm tỷ lệ 49,65%, trình độ lý luận chính trị còn 472 người chiếm tỷ lệ 46,59%, trình độ quản lý Nhà nước còn 824 người chiếm tỷ lệ 81,34%, trình độ ngoại ngữ chiếm tỷ lệ 73,45%, tin học chiếm tỷ lệ 58,84%; trong đó tập trung phần lớn ở cấp xã.

- Về tuổi đời đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và những nguời hoạt động không chuyên trách hiện nay cũng là vấn đề quan tâm để có biện pháp khắc phục. Số lượng này năm 2010 ở độ tuổi dưới 30 còn thấp chỉ chiếm 28,43%; độ tuổi từ 30-45 chiếm: 31,10 % đạt trung bình; số còn lại ở độ tuổi từ 46 trở lên chiếm: 41,95% chưa phù hợp; tồn tại này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc củng cố phát triển đội ngũ cán bộ; nhất là ở cơ sở nhằm mục tiêu trẻ hóa đội ngũ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương được bền vững.

- Ngoài ra theo cơ cấu chung về giới tính nữ chiếm 20,34% là phù hợp; tuy nhiên theo cơ cấu đơn vị cấp xã nữ 16,85% chưa đạt yêu cầu và thành phần dân tộc của đội ngũ cán bộ công chức hiện nay cũng là vấn đề cần được chú trọng để có giải pháp thích hợp.

2.3.3.2.Những biện pháp, giải pháp khắc phục tồn tại

- Để khắc phục tình trạng nêu trên, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy; UBND huyện đã tiếp tục tiến hành xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Nhơn Trạch giai đoạn (2010 – 2015) và tầm nhìn đến năm 2020”; trong đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức cấp trên địa bàn huyện; trong đó tập trung mở các lớp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức đang được bố trí các chức danh chuyên trách, công chức, không chuyên trách của các xã và lớp cán bộ nguồn từ các đối tượng là con em gia đình có công với cách mạng, bộ đội phục viên, xuất ngũ, con em gia đình cán bộ.

- Thực trạng nêu trên có tính chất chung trên địa bàn toàn tỉnh; vì vậy UBND tỉnh Đồng Nai cần tiếp tục chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với Sỡ Nội vụ hàng năm phải bố trí nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ công chức cấp cơ sở của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai trên cơ sở căn cứ nhu cầu, UBND tỉnh Đồng Nai quyết định phân bổ kinh phí cho từng huyện để chủ động tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt hàng năm.

- Căn cứ vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và những quy định của nhà nước trong việc xây dựng phương án, kế hoạch cần chú trọng các vấn đề chủ yếu sau:

+ Công tác quy hoạch đào tạo, bồ dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của mỗi địa phương; trong đó cần chú trọng đúng mức việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức gắn liền với việc kiện toàn tổ chức bộ máy cấp cơ sở;

+ Nội dung, chương trình đào tạo quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức phải phù hợp yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn được giao và đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn quy định ;

thị trấn trong tỉnh;

+ Thực hiện phân cấp về thẩm quyền tuyển dụng, quản lý, sử dụng và phương thức tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồ dưỡng cho đội ngũ giữa các cấp chính quyền ở địa phương.

- Giao cho Sở nội vụ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng phương án tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, để đáp ứng nhu cầu về phát triển phù hợp với tình hình chung của tỉnh nhà và tình hình kinh tế - xã hội của từng địa phương.

Trong chương 2, tập trung nêu một số vấn đề sau:

- Giới thiệu tổng quan về huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, trong đó đi sâu phân tích bộ máy tổ chức của Đảng bộ huyện, các đoàn thể chính trị, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện và khối xã; Kết quả những thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương (giai đoạn 2005-2010).

- Phần nội dung chủ yếu là trình bày tổng nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phân tích cơ cấu thực trạng nguồn nhân lực của huyện Nhơn Trạch. Nội dung phân tích, đánh giá chủ yếu: Phân tích về số lượng nguồn nhân lực, trình độ học chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học, cơ cấu độ tuổi và giới tính của cán bộ,công chức, viên chức của huyện; phân tích thực trạng công tác

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống chính trị ở huyện nhơn trạch – tỉnh đồng nai (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w